Đặc điểm về sản phẩm mong muốn tạo ra Hầu hết sản phẩm cuối tạo ra của nghề cơ khí là là các sản phẩm hoặc chi tiết bằng vật liệu kim loại:
Đặc điểm về sản phẩm mong muốn tạo ra
Hầu hết sản phẩm cuối tạo ra của nghề cơ khí là là các sản phẩm hoặc chi tiết bằng vật liệu kim loại:
- Sản phẩm là các vật dụng bằng kim loại: cổng, cửa sắt, giàn giáo, bàn ghế, khung đỡ, giá đỡ.... thường được đáp ứng cho nhu cầu của các hộ gia đình. Các sản phẩm này thường chỉ yêu cầu về tính thẩm mỹ, và không quá khó khăn về các tiêu chí khác.
Cửa sắt là sản phẩm cơ khí quen thuộc của hầu hết mọi gia đình
- Sản phẩm là các thành phần thiết bị của máy móc sản xuất: trong sản xuất công nghiệp hiện đại, lượng máy móc là rất lớn, vì vậy nhu cầu gia công sản xuất ra các thiết bị này chiếm phần lớn của nghề cơ khí. Một số ví dụ về thành phần thiết bị của máy móc sản xuất như: trục chuyển động, tay quay, con lăn, trục vít, thanh truyền lực...
Các chi tiết máy móc được gia công cơ khí
Các sản phẩm này đòi hỏi rất nhiều tiêu chí khắt khe cần đáp ứng để đảm bảo cho các chi tiết và cả bộ máy có thể hoạt động liên tục, ổn định với công suất lớn. Cơ bản nhất là các yêu cầu về độ chính xác về kích thước của sản phẩm. Kích thước này phải nằm trong sai số cho phép, ví dụ một sản phẩm tiện thủ công đòi hỏi độ chính xác kích thước là khoảng 1/100 mm đến 1/800 mm. Và hầu hết các sản phẩm cơ khí cho công nghiệp đòi hỏi mức độ chính xác kích thước còn lớn hơn nhiều, chỉ cho phép khoảng sai số hơn 1/1000 mm.
Các sản phẩm cơ khí còn đòi hỏi đến độ bền của sản phẩm xét trên vật liêu kim loại, độ bền trong quá trình hoạt động với tốc độ cao...
Để gia công được các chi tiết cơ khí lớn, nguời ta không gia công nguyên dạng một chi tiết quá phức tạp, mà thay vào đó, nguời ta tìm cách phân tách thành các chi tiết có hình thù đơn giản để dễ dàng gia công; sau đó dùng các phương pháp ghép nối sau khi gia công các chi tiết nhỏ thành chi tiết lớn phức tạp hơn. Để hoàn thiện một sản phẩm, cần phải qua nhiều khâu thực hiện khác nhau.
Ban đầu, nguời ta sẽ chọn vật liệu và kích thước của vật liệu đem gia công; thường là một khối kim loại dạng hình trụ tròn, hoặc dạng hình hộp chữ nhật với kích thước gần bằng chi tiết cần tạo ra. Khối kim loại ban đầu đó nguời ta thường gọi là phôi.
30% - 40% sản phẩm cơ khí được thực hiện bằng phương pháp tiện. Sản phẩm được tạo ra của phương pháp tiện đều có dạng hình trụ (trụ đúng tâm, trụ lệch tâm...), một vài ví dụ như như trục truyền động, bánh răng, trục vít,
Nguyên lý: Để gia công, nguời ta sẽ đặt phôi kim loại hình trụ này vào máy và cho quay liên trục quanh trục của nó (tâm quay luôn cố định). Tiếp theo, điều khiển dao cắt kim loại tiếp xúc phôi với khoảng cách nhỏ vừa đủ để lần lượt lấy đi từng lớp kim loại mỏng của phôi. Tuỳ theo tính chất sản phẩm, có nhiều phương pháp tiện khác nhau.
Mô tả nguyên lý phương pháp tiện: phôi quay liên trục quanh trục của nó (tâm quay luôn cố định) và dao cắt dịch chuyển cắt đi từng lớp kim loại mỏng trên phôi. Lặp lại nhiều lần theo nhiều phương pháp để có hình thù mong muốn
Một vài sản phẩm của phương pháp tiện
Phay được thực hiện khi yều cầu gia công có dạng hình trụ, hoặc hình dạng gia công không là hình trụ tròn, hoặc gia công bổ sung cho các khối sản phẩm hình trụ đã qua giai đoạn tiện.
Nguyên lý: nguời ta sẽ đặt phôi cố định (khác với phương pháp tiện, phôi quay tròn quanh trục). Nguời ta điều khiển một khối kim loại gọi là dao cắt có hình trụ tròn xoay liên tục quanh trục. Trên dao cắt có nhiều luỡi dao nhỏ hơn. Dao này được điều khiển để lần lượt lấy đi từng lớp kim loại mỏng, và quá trình đó lặp đi lặp lại cho đến khi đạt đến hình thù mong muốn.
Ví dụ một số sản phẩm được kết hợp giữa tiện và phay
Hàn là được thực hiện với yêu cầu ghép nối các chi tiết sản phẩm để trở thành các chi tiết phức tạp hơn. Hàn phổ biến với các sản phẩm phục vụ gia đình và xây dựng, vì vậy, hình ảnh công cụ hàn và phương pháp hàn có lẽ không xa lạ với nhiều nguời.
Nguyên lý: ghép nối hai khối kim loại bằng cách đưa nhiệt độ bề mặt ghép nối đến nhiệt độ cực cao, khi đó kim loại hàn và hai khối kim loại được gia nhiệt kết dính với nhau.
Trong công nghiệp: nguời ta dùng nhiều phương pháp hàn như hạn điện, Hàn MIG, Hàn MAG, hàn bằng khí...
Ngoài ra còn các phương pháp gia công phụ trợ như mài, khoan, cắt ép kim loại...
Công nghệ gia công cơ khí hiện đại đã đuợc ứng dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cơ khí ở Việt Nam, trong đó công nghệ gia công CNC khá phố biển. Các công việc như Tiện, Phay được làm hoàn toàn tự động qua máy CNC. Sản phẩm gia công bằng máy CNC có độ chính xác rất cao, thời gian gia công nhanh.
Nguời công nhân cơ khí thanh vì phải trực tiếp gia công thì với CNC, nguời công nhân đóng vai trò nguời ra lệnh (lập trình) để máy CNC gia công theo yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều lập trình và điều khiển máy CNC đòi hỏi phải học tập và phải tích lũy một lượng kiến thức, kinh nghiệm không nhỏ.
- See more at: http://giacongcokhichinhxactphcm.com/tin-tuc/51/dac-diem-nganh-gia-cong-co-khi-hotline-0908812384-mrthuc.html#sthash.2CZ2s5bJ.dpuf
Làng nghề chế biến nông sản truyền thống xã Dương Liễu hiện có hơn 1.200 hộ sản xuất, chế biến nông sản; 1.600 hộ kinh doanh, dịch vụ; 145/167 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia sản xuất, thương mại dịch vụ liên quan đến chế biến nông sản. Chủ cơ sở sản xuất miến Xưa, thôn Gia (xã Dương Liễu) Phí Đình Huệ chia sẻ: “Cơ sở sản xuất của gia đình tôi đã tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương, với thu nhập 400.000 đồng/người/ngày, hỗ trợ 3 bữa ăn/ngày. Miến Xưa được sản xuất thủ công, nguyên liệu là củ dong, nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Mỗi năm gia đình sản xuất từ 120 đến 130 tấn miến, cung cấp cho thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, doanh thu đạt 10 tỷ đồng/năm. Tôi cũng đã gửi sản phẩm đi chào hàng và đang hoàn thiện các thủ tục để xuất khẩu miến sang thị trường Nhật Bản, Pháp…”.
Chủ tịch UBND xã Dương Liễu Nguyễn Bá Hưng chia sẻ thêm, thực hiện chỉ đạo của Sở NN&PTNT Hà Nội, UBND huyện về xây dựng nhãn hiệu chung “Làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu” cho các sản phẩm bánh kẹo, tinh bột, gạo, ngô, khoai, sắn, mì sợi, bún, tinh dầu gừng, lạc; rau, củ, quả tươi và các sản phẩm từ rau, củ, quả…, xã đã kiện toàn Hội Chế biến nông sản với 256 hộ sản xuất, doanh nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề tham gia. Cùng với đó, Hội Chế biến nông sản xã tích cực tham gia quảng bá sản phẩm trên website giới thiệu sản phẩm của xã; đăng ký xây dựng và được công nhận 37 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 4 sao...
Tương tự, xã Minh Khai có 214 hộ sản xuất bún, miến khô, trung bình các hộ sản xuất 10 tấn bún/hộ/tháng, 12 tấn miến/hộ/tháng. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Minh Khai Nguyễn Chí Thao, các hộ sản xuất trên địa bàn xã đã giải quyết việc làm cho từ 3 đến 4 lao động/hộ, thu nhập bình quân toàn xã đạt 69,5 triệu đồng/ người/năm. Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xã đã xây dựng được 24 sản phẩm OCOP, trong đó có 16 sản phẩm miến dong, bún khô các loại và 8 sản phẩm gia vị. Thời gian tới, xã tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng của huyện và thành phố xây dựng thương hiệu “Nhãn hiệu tập thể bún khô, miến khô Minh Khai”.
Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Cao Văn Tuyến thông tin, các làng nghề trên địa bàn huyện hình thành và phát triển từ lâu, sản phẩm làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt và có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường, như: Sản phẩm đồ thờ gồm tạc tượng, hoành phi, câu đối, án gian, cửa võng, sơn son thếp vàng, bạc…; sản phẩm chế biến từ nông sản gồm có miến, bún, phở khô, mạch nha, tinh bột, bánh đa nem, gạo các loại, bánh kẹo, nước giải khát; sản phẩm dệt kim, may mặc, quần áo len, bít tất, găng tay... Các sản phẩm làng nghề chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước, một số mặt hàng đã được xuất khẩu sang các nước: Nga, Ukraine, Ba Lan, gồm sản phẩm dệt kim (quần áo, mũ, tất) và chế biến nông sản (mỳ, miến…).
Cùng với sự phát triển của các làng nghề, các loại hình doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề cũng phát triển nhanh. Hiện tại, các làng nghề của huyện có gần 400 doanh nghiệp và hơn 7.900 hộ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 40.000 lao động tại địa phương và ngoài địa phương.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, hằng năm, huyện phối hợp với các đơn vị chức năng của thành phố tổ chức từ 7 đến 10 lớp đào tạo, nhân cấy nghề cơ khí, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ, may công nghiệp, thêu, sản xuất hương thắp...; hỗ trợ một số dây chuyền sản xuất mới cho các cơ sở trong làng nghề truyền thống ở các xã La Phù, Dương Liễu, Minh Khai…; quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các hội chợ do thành phố, trung ương tổ chức. Hiện tại, huyện đang chỉ đạo đơn vị chức năng tập trung phối hợp với cơ quan liên quan của thành phố hoàn thành cấp chỉ dẫn địa lý “Hoài Đức” cho sản phẩm bưởi đường La Tinh (xã Đông La); tiếp tục thực hiện các nội dung xây dựng thương hiệu tập thể “Làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu”…