Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Lcl

Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Lcl

Có 2 trường hợp là nhập kho hàng xuất cfs khi hàng đã đến kho mà chưa mở tờ khai hải quan/tờ khai chưa thông quan và nhập kho hàng xuất CFS khi hàng đã đến kho mà đã mở tờ khai và tờ khai đã thông quan (tờ khai luồng xanh vàng ).

Chuẩn bị hàng hóa và cung cấp thông tin cho công ty dịch vụ

Người xuất khẩu phải chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng và gửi chứng từ xuất khẩu cho công ty dịch vụ để làm thủ tục hải quan.

Nếu người xuất khẩu là công ty mới, chưa biết làm chứng từ thì công ty dịch vụ có thể hỗ trợ người xuất khẩu làm các chứng từ invoice, packing list và tư vấn HS Code phù hợp với hàng hóa.

Người xuất khẩu hiểu rõ nhất về hàng hóa nên phải cung cấp các thông tin để công ty dịch vụ hiểu tính chất hàng hóa, các thông số sản phẩm, quy cách đóng gói, các điều khoản hợp đồng đã kí kết với người nhập khẩu,…

Công việc này thuộc tránh nhiệm của người xuất khẩu, công ty dịch vụ chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

Trường hợp 2: Khi đã có tờ khai thông quan

Mang bộ hồ sơ gồm 2 hoặc 3 tờ khai (thông quan), mã vạch, cơ sở hạ tầng (nếu hàng trên 1T). Booking note mang qua hải quan giám sát để kí nháy mã vạch. Mang mã vạch đã kí nháy và tờ khai, cơ sở hạ tầng(nếu có) vào kho để giao cho người nhận tờ khai (thủ kho hoặc người để tên liên lạc giao tờ khai trên booking note).

Khi hàng đã đến kho mà đã mở tờ khai và tờ khai đã thông quan( tờ khai luồng xanh, vàng)

Gồm 2 hoặc 3 tờ khai (thông quan), mã vạch, cơ sở hạ tầng (nếu hàng trên 1T), booking note mang qua hải quan giám sát để kí nháy mã vạch. Sau khi kí nháy mã vạch xong mang tờ khai + mã vạch đã kí nháy + booking note vào kho làm thủ tục nhập kho và giao tờ khai hải quan.

Thủ kho (người nhận hàng vào kho) nhận bộ hồ sơ trên và cũng sẽ kiểm tra số lượng hàng thực tế trên xe và lập phiếu nhập kho. Sau khi kí phiếu nhập kho và nhận lại 1 bản phiếu nhập kho thì thủ tục hoàn thành.

Trên đây là quy trình nhập kho hàng xuất CFS tại Hải Phòng. Qua đây, quý khách có thể hiểu được những thao tác cơ bản về quá trình xử lý thủ tục, mở tờ khai khi xuất hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Nếu có vấn đề thắc mắc về thủ tục làm tờ khai và thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa. Các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco theo địa chỉ Hotline: 09 06 23 5599 hoặc email: [email protected].

Quy trình làm hàng xuất trong bài viết này gồm các bước mà chủ hàng cần làm để chuyển lô hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài.

Chọn lịch tàu và đặt chỗ (booking)

Căn cứ theo thời gian giao hàng trên hợp đồng ngoại thương, công ty forwarder sẽ báo giá và cung cấp lịch tàu cho công ty xuất khẩu chọn.

Công ty xuất khẩu chọn lịch tàu phù hợp và báo cho forwarder để booking với hãng tàu.

Trong các tháng cao điểm, bạn nên đặt chỗ trước và sắp xếp hàng hóa cho kịp lịch tàu vì nếu đợi xong hàng mới book tàu thì khả năng cao sẽ không có chỗ, phải đợi lâu và giá vận chuyển cao.

Công việc booking tàu này thuộc trách nhiệm của forwarder.

Sau khi có booking confirmation (xác nhận đặt chỗ), công ty forwarder sẽ làm tờ khai hải quan nháp để công ty xuất khẩu kiểm tra trước, tránh phát sinh sai sót khi đóng hàng.

Đây là một công việc làm trước hoặc trong khi đóng hàng. Thông thường các công ty dịch vụ khai báo khi đóng hàng xong để có số lượng hàng hóa chính xác. công ty xuất khẩu có thể kiểm tra và truyền tờ khai ngay.

Tuy nhiên, Vngrow muốn hạn chế sai sót nên sẽ khai nháp trước các thông tin cần thiết, đến khi đóng hàng sẽ chỉ điều chỉnh về số lượng hàng thực tế.

Công việc này forwarder sẽ thực hiện, công ty xuất khẩu kiểm tra lại thông tin trên tờ khai và chịu trách nhiệm về nội dung khai báo trên tờ khai.

Nếu công ty xuất khẩu không có nghiệp vụ về khai báo hải quan có thể yêu cầu forwarder kiểm tra giúp nhưng trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về công ty xuất khẩu.

Bước 8 - Các bước công việc khác của Quy trình làm hàng xuất: mua bảo hiểm, làm CO…

Khi đã có vận đơn, thì bạn nên gửi sớm file mềm bộ chứng từ để thông báo cho người mua về việc hàng đã xếp lên tàu.

Đồng thời, bạn tiến hành làm nốt thủ tục để có được những chứng từ khác theo như quy định trong hợp đồng, chẳng hạn như:

Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên gửi bản nháp và file mềm bản chính thức cho người mua, để họ kiểm tra xác nhận. Nếu có nội dung nào cần bổ sung chỉnh sửa, thì làm sớm, sẽ tốt hơn muộn.

Trong 1 số trường hợp chủ hàng cần lưu ý thêm một số công việc theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Chẳng hạn như khai AMS cho hàng xuất đi Mỹ, ENS cho hàng đi Châu Âu...

Lấy container từ cảng/xe tải trống giao đến kho đóng hàng

Theo thông tin trên booking, công ty xuất khẩu và forwarder sẽ phối hợp điều xe đến kho đóng hàng.

Thời gian đóng tốt nhất là 2 ngày trước khi cut off VGM, không tính thứ 7, chủ nhật và ngày lễ.

VD: theo booking thì VGM cut off là 01 Feb 2024 11:59, tức 12h trưa ngày thứ 5. Thời gian đóng hàng tốt nhất là sáng thứ 3 và giao đến cảng trong thứ 3. Vì nếu có kiểm hóa, lấy mẫu kiểm dịch bạn vẫn còn thời gian buổi chiều thứ 3, cả ngày thứ 4 và sáng thứ 5 để xử lí.

Trường hợp VGM Cut off là: 05 Feb 2024 11:59, tức 12h trưa ngày thứ 2. Vậy hàng phải được đóng xong và giao đến cảng trong thứ 6 và tốt nhất là sáng thứ 6. Vì nếu có kiểm hóa, lấy mẫu kiểm dịch bạn vẫn còn thời gian buổi chiều để xử lí hoặc có trục trặc vẫn còn sáng thứ 2.

Có thể bạn thắc mắc nếu cut off vào thời gian như trường hợp trên tại không đóng sớm hơn vài ngày mà mọi việc có vẻ gấp rút?

Đối với hàng xuất, thời gian bạn được nhận cont rỗng trước khi xuất hàng chỉ có 5 ngày, hãng tàu cũng cần thời gian điều phối container nên nếu có yêu cầu lấy container rỗng để đóng hàng sớm bạn có thể phải trả thêm phí lưu container.

Quy trình làm hàng lẻ, đóng hàng bằng xe tải cũng tương tự như vậy. Forwarder sẽ cung cấp lịch trình cho công ty xuất khẩu thay vì hãng tàu.

Với hàng air cũng tương tự như vậy.

Công việc này trách nhiệm lấy cont rỗng/xe tải giao đến kho và chuyển về cảng là của forwarder, đóng hàng là trách nhiệm của công ty xuất khẩu.

Sau khi đóng hàng xong, cả 2 bên sẽ đối chiếu tờ khai nháp, invoice, packing list và điều chỉnh theo số lượng hàng thực tế.

Tờ khai hải quan được công ty xuất khẩu kiểm tra và xác nhận truyền chính thức lên hệ thống hải quan.

Trước khi lấy phân luồng tờ khai, công ty khai báo hải quan sẽ đính kèm toàn bộ chứng từ của lô hàng lên hệ thống. Vì nếu không đính kèm chứng từ, tờ khai phân luồng xanh sẽ được thông quan ngay lập tức, bạn sẽ không thể đính kèm chứng từ được nữa và lô hàng không hợp lệ, phải sửa tờ khai sau thông quan để bổ sung chứng từ.

Sau khi đính kèn chứng từ, công ty khai báo hải quan sẽ lấy phân luồng và được hệ thống trả về phân luồng xanh, vàng hoặc đỏ.

SI là viết tắt của Shipping Instruction (hướng dẫn vận chuyển), công ty xuất khẩu sẽ cung cấp hướng dẫn cho forwarder hoặc hãng tàu để làm bill tàu.

SI thường được làm trước khi khai báo hải quan do các thông tin để làm SI đã có sẵn. Tuy nhiên, theo Vngrow thì thời gian làm SI cũng tương tự như khai báo hải quan. Nên chuẩn bị trước và khi đóng hàng xong sẽ có nội dung cuối cùng.

Bạn không cần quá lo lắng vì thấy có quá nhiều thông tin. Tất cả thông tin trên SI đều chỉ là nhập liệu từ booking và hợp đồng ngoại thương.

SI chỉ là một bảng liệt kê các dữ liệu, không có form mẫu quy định nào. Các công ty forwarder thường có sẵn form mẫu gửi khách là hàng để dễ kiểm tra thông tin, tránh thiếu sót.

Bạn có thể khai báo VGM online trên hệ thống cảng hoặc sân bay. Các thông tin khai báo chỉ cần nhập liệu theo booking.

Sau khi hàng đến cảng, căn cứ vào phân luồng tờ khai mà công ty xuất khẩu / forwarder sẽ đến cảng làm các thủ tục hải quan.

Tờ khai sẽ được thông quan ngay.

Bạn cần mang chứng từ đến chi cục hải quan mở tờ khai để hải quan kiểm tra chứng từ và hoàn thành các thủ tục về thuế, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (nếu có) mới được thông quan.

Hàng hóa sẽ được hải quan kiểm tra hàng thực tế. Bạn sẽ mang chứng từ và hàng hóa đến khu vực kiểm hóa để hải quan kiểm tra hàng và tất nhiên cũng phải hoàn thành các thủ tục về thuế, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng (nếu có) mới được thông quan.

Khi có tờ khai luồng đỏ, bạn sẽ vào website của cảng, sân bay để đăng ký hạ bãi kiểm hóa và đóng phí kiểm hóa online ngay trên website.

=> Sau khi kiểm hóa và thông quan, nhân viên hiện trường làm thủ tục hải quan sẽ bấm seal hãng tàu chính thức. Hàng lẻ đi cảng và sân bay sẽ không có seal.

Hàng xuất chỉ cần có booking bạn đã có thể khai hải quan. Do đó việc làm bill có thể thực hiện sau khi hàng thông quan.

Thông tin trên bill là những gì bạn đã cung cấp trong SI. Bạn chỉ cần kiểm tra lại thông tin một lần nữa và xác nhận.

Hàng hóa xuất châu Á sẽ do hàng tàu khai báo manifest. Hàng xuất châu Âu khai báo ENS, xuất Mỹ khai báo AMS sẽ do forwarder thực hiện.

Sau khi lô hàng xuất khỏi cảng, sân bay, quá trình còn lại sẽ do forwarder theo dõi, cập nhật cho công ty xuất khẩu.

Khi hàng đến nước nhập khẩu, forwarder sẽ thông báo cho công ty xuất khẩu (shipper) có cho công ty nhập khẩu lấy hàng không.

Đến đây gần như là trách nhiệm của người xuất khẩu gần như đã hết vì các doanh nghiệp Việt Nam có tập quán mua CIF, bán FOB. Việc bán hàng giao đến cảng người mua là rất ít và giao hàng đến tận kho càng ít hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Quy trình nhập khẩu hàng hóa để hiểu rõ hơn về cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu.

══════════════════════ Xem thêm tại: Website: https://www.dichvuxnk.com/ FB: Dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu – Vngrow Email: [email protected] – [email protected] Hotline: 0901 40 40 20

VGM là gì? Tại sao phiếu VGM là cần thiết cho hàng hóa xuất nhập khẩu, quy định liên quan đến VGM và quy trình khai báo VGM dành cho hàng FCL và LCL. Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết này, cùng Vạn Hải khám phá chi tiết nhé!

VGM là viết tắt của Verified Gross Mass là một quy định trong Công ước SOLAS, yêu cầu các chủ hàng (shipper) phải xác định khối lượng chính xác của container chứa hàng trước khi vận chuyển. Quy định này đã có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.

Công ước SOLAS có mục đích chính là đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết cấu và khai thác tàu nhằm bảo vệ tính mạng của tất cả các thành viên trên tàu, bao gồm cả hành khách.

Tại thời điểm thông qua vào 01/11/1974 SOLAS 74 chỉ có các điều khoản và 09 chương. Trong đó, bao gồm 01 chương về quy định chung và 08 chương kỹ thuật. Chương quy định chung nêu ra các thủ tục phê chuẩn, ký kết, chấp nhận, thông qua, tán thành, có hiệu lực, hủy bỏ, bổ sung, sửa đổi… đối với công ước.

Trong khi các chương khác đưa ra các tiêu chuẩn về kết cấu, trang thiết bị và khai thác tàu nhằm đảm bảo tính mạng và an toàn. Sau đó, các điều khoản đã được sửa đổi bởi Nghị định thư 1978.2

Phạm vi áp dụng: Công ước SOLAS chủ yếu áp dụng cho tàu thương mại và tàu chở khách nhằm bảo vệ tính mạng và an toàn của con người do hãng tàu ký kết.

Không áp dụng cho tàu quân sự, tàu cá, tàu gỗ thô sơ, tàu du lịch không có hoạt động thương mại và tàu có thiết bị đẩy có động cơ và tàu có dung tích GT <500.