Mức Ký Quỹ Của Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Là Bao Nhiêu Năm

Mức Ký Quỹ Của Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Là Bao Nhiêu Năm

Căn cứ Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP, quy định về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng tiền ký quỹ trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về sử dụng tiền ký quỹ như sau:

Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được phép sử dụng tiền kỹ quỹ trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không thể bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ phải gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành để được xem xét trích tài khoản tiền ký quỹ cho doanh nghiệp sử dụng hoặc từ chối.

Các câu hỏi thường gặp về mức ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa

1. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2024 là bao nhiêu?

Mức ký kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2024 là:

2. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 là bao nhiêu?

Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa năm 2024 là 100 triệu đồng.

3. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành thay đổi, doanh nghiệp có cần đổi giấy phép kinh doanh?

Câu trả lời là không. Cụ thể, từ ngày 01/01/2024, mức ký quỹ kinh doanh lữ hành sẽ tăng trở về mức cũ. Công ty lữ hành theo đó chỉ cần nộp bổ sung tiền ký quỹ, tiến hành đổi giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành và gửi đến Tổng cục Du lịch trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đổi là được.

4. Thủ tục ký quỹ tại ngân hàng cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm những gì?

Thủ tục ký quỹ tại ngân hàng cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế - nội địa gồm 2 bước sau:

4. Doanh nghiệp có được rút tiền ký quỹ trong quá trình kinh doanh dịch vụ lữ hành không?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành chỉ được phép tạm rút tiền khỏi tài khoản ký quỹ trong trường hợp cần đưa khách du lịch bị tai nạn, rủi ro, bị chết, bị xâm hại tính mạng đến nơi cư trú hoặc nơi điều trị khẩn cấp nhưng không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.

5. Doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ lữ hành nội địa - quốc tế trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa - quốc tế trong trường hợp:

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ kinh doanh du lịch lữ hành

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có thể phải chịu mức xử phạt hành chính từ 60 triệu đồng - 70 triệu đồng nếu:

Ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa là gì?

Ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa là việc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch quốc tế hoặc nội địa gửi vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính một khoản tiền theo quy định pháp luật.

Đây cũng chính là một trong những điều kiện bắt buộc mà doanh nghiệp cần đáp ứng nếu muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Sau hơn 2 năm áp dụng chính sách giảm tiền ký quỹ cho doanh nghiệp lữ hành, cụ thể là giảm 80% mức ký quỹ để hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành hậu Covid - 19, từ ngày 01/01/2024, mức ký quỹ sẽ tăng trở lại, tức là sẽ áp dụng theo mức cũ được quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP như sau:

Trước đó, theo chính sách giảm 80% mức ký quỹ được quy định cụ thể tại Nghị định 94/2021/NĐ-CP:

Theo thông tin đã đề cập ở trên, tùy trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã có giấy chứng nhận tiền ký quỹ hay chưa (tức đang hoạt động hoặc đang làm thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề này) mà quy định làm thủ tục ký quỹ tại ngân hàng sẽ có vài điểm khác nhau. Cụ thể:

1. Trường hợp đã có giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Đối với những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, đã được cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành và giấy phép kinh doanh lữ hành thì khi áp dụng chính sách giảm hoặc tăng mức ký quỹ đều phải tiến hành thủ tục điều chỉnh tại ngân hàng.

Sau khi hoàn thành thủ tục và được ngân hàng cấp lại giấy chứng nhận tiền ký quỹ với số tiền ký quỹ mới thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thay đổi, doanh nghiệp phải nộp lại giấy chứng nhận này cho Tổng cục Du lịch.

Lưu ý: Doanh nghiệp không cần đăng ký đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.

2. Trường hợp chưa có giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành

Đối với những doanh nghiệp chưa hoàn thành thủ tục ký quỹ (tức là chưa được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành - giấy phép con) thì mình tiến hành các bước ký quỹ tại ngân hàng theo hướng dẫn sau của Kế toán Anpha:

➤ Bước 1: Thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ

Để nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng thì doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phải thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ có các nội dung như là:

➤ Bước 2: Phong tỏa tiền gửi ký quỹ và cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành

Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng sẽ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa/quốc tế của doanh nghiệp, sau đó cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu số 01.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp mới có thể tiến hành thủ tục xin giấy phép kinh doanh du lịch nội địa hoặc quốc tế.

Chi tiết về quy trình, các đầu mục giấy tờ cần chuẩn bị để xin giấy phép, Anpha đã chia sẻ tại bài viết thủ tục mở công ty du lịch (quốc tế - nội địa), bạn có thể tham khảo và tải mẫu hồ sơ miễn phí.

Trường hợp bạn muốn đơn giản hóa mọi thủ tục, đẩy nhanh quá trình ra giấy phép thì dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành tại Kế toán Anpha sẽ là lựa chọn tối ưu. Cụ thể, với mức phí dịch vụ tốt nhất thị trường:

Anpha sẽ thay bạn hoàn thành mọi thủ tục pháp lý cần thiết và bàn giao kết quả tận nơi sau khoảng 10 - 15 ngày làm việc.

1. Giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành

Việc tạm thời rút tiền ký quỹ lữ hành chỉ có thể được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp cần đưa khách du lịch đến nơi cư trú hoặc nơi điều trị khẩn cấp vì lý do du khách bị tai nạn, rủi ro, bị chết, bị xâm hại tính mạng nhưng không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời.

2 bước thực hiện thủ tục rút tiền ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa (trường hợp đặc biệt) như sau:

2. Bổ sung, hoàn trả tiền ký quỹ đã rút tạm thời

Để đảm bảo mức ký quỹ lữ hành quốc tế - nội địa được duy trì theo đúng quy định, trong vòng 30 ngày, kể từ khi tiền được rút khỏi tài khoản ký quỹ, doanh nghiệp phải hoàn thành bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng.

Trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ, ngân hàng nhận ký quỹ sẽ gửi văn bản thông báo đến Tổng cục Du lịch để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

3. Hoàn trả tiền ký quỹ do quyết định của cơ quan thẩm quyền

Đối với 2 trường hợp liên quan giấy phép dưới đây, doanh nghiệp có thể yêu cầu ngân hàng hoàn trả tiền ký quỹ, cụ thể:

Mẫu Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng bằng cách gửi yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng. Sau đó, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ này, ngân hàng nhận ký quỹ sẽ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành gửi tại ngân hàng.

Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, ngân hàng nhận ký quỹ sẽ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được lập theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

Tải về Mẫu Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại đây.

Cập nhật mức ký quỹ lữ hành quốc tế, nội địa mới 2024. Thủ tục ký quỹ tại ngân hàng. Thay đổi, cập nhật giấy chứng nhận tiền ký quỹ, rút, hoàn trả tiền ký quỹ.