Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 20, ngõ 199/1 Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cơ sở 2: Số 20, ngõ 185, phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung là gì ?
Bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung là hệ thống ngữ âm tiếng Trung giúp bạn dễ dàng tiếp cận tiếng Trung mà không gặp nhiều khó khăn khi phải chuyển đổi ngôn ngữ từ chữ La tinh sang Hán tự.
Đương nhiên, bảng chữ cái tiếng Trung không giống tiếng Việt hay các ngôn ngữ ghi chép bằng ký hiệu La tinh khác.
Nguồn gốc tiếng Trung là chữ tượng hình, được viết bằng một chuỗi các hình ảnh biểu nghĩa và biểu âm. Theo thời gian, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, bảng chữ cái tiếng Trung đã có nhiều biến thể khác nhau. Bạn có thể thấy những phiên bản của tiếng Quảng Đông, Hán tự, Hán nôm… đây đều được xem có nguồn gốc từ tiếng Hán.
Khi mới bắt đầu học tiếng Trung, người học nên tìm hiểu 2 bảng chữ cái chính là bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung và bảng các nét cơ bản trong chữ Hán.
Bảng các nét cơ bản trong chữ Hán
Các nét trong tiếng Trung cũng tương đương với các chữ Cái trong tiếng Việt. Trong tiếng Trung chỉ có 8 nét cơ bản, đó là: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc.
Xem thêm bài viết chi tiết về cách viết chữ Hán tại đây!!
Tham gia trang Tự học tiếng Trung phồn thể hoặc nhóm Luyện thi TOCFL – Học Tiếng Trung Phồn Thể để xem nhiều bài viết chia sẻ kiến thức tiếng Trung và thông tin du học Đài Loan nha !
Vận mẫu tiếng Trung (Nguyên âm)
Vận mẫu (nguyên âm) hay còn gọi là phụ âm vần. Đây là phần cơ bản và quan trọng nhất mà những bạn tự học tiếng Trung cần ghi nhớ. Vì trong một âm tiết có thể không có thanh mẫu nhưng nhất định không thể thiếu vận mẫu.
Trong bảng Bính âm Hán ngữ có 36 vận mẫu (nguyên âm) được chia thành như sau:
Mồm há to, lưỡi xuống thấp. Là nguyên âm dài, không tròn môi.
Lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, hai môi tròn và nhô ra một tí.
Lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, mồm há vừa. Là nguyên âm dài, không tròn môi.
Đầu lưỡi dính với răng dưới, phía trước mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi dẹp, bành ra. Là nguyên âm dài, không tròn môi.
Gốc lưỡi nâng cao, lưỡi rút về phía sau, hai môi tròn, nhô ra trước. Là nguyên âm dài, tròn môi.
Đầu lưỡi dính với răng dưới, phía trước mặt lưỡi nâng sát ngạc cứng, hai môi tròn, nhô ra trước. Là nguyên âm dài, tròn môi.
Đọc âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang âm “i”
Đọc âm “e” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm “i”
Đọc âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang âm “o”
Đọc âm “o” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm “u”
Đọc âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm “a”
Đọc âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm “e”
Đọc âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm “a”
Đọc âm “u” trước, sau đó dần dần chuyển sang âm “o”
Đọc âm “ü” trước, sau đó dần dần chuyển sang âm “e”
Đọc âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm kép “ao”
Đọc âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm kép “ou”
Đọc âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm kép “ai”
Đọc âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang âm kép “ei”
Phát nguyên âm “e” trước, sau đó, lưỡi dần dần cuốn lên. “er” là một nguyên âm đặc biệt. “er” là một âm tiết riêng, không thể ghép với bất cứ nguyên âm và phụ âm nào.
Đọc âm a trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm n
Đọc âm “e” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”
Đọc âm “i” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”
Đọc âm “ü” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “n”
Đọc âm “i” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”
Đọc âm “u” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”
Đọc âm “ü” trước, sau đó chuyển sang phát nguyên âm mũi “an”
Đọc âm “u” trước, sau đó chuyển sang phát phụ âm “en”
Phát nguyên âm “a” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”
Đọc âm “e” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”
Đọc âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”
Đọc âm o trước, sau đó, chuyển sang phát âm “ng”
Đọc âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ong”
Đọc âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ang”
Đọc âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “ang”
Đọc âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát nguyên âm mũi “eng”
Tương tự, khi học phiên âm tiếng Trung phần phụ âm, người học cần nắm vững 21 nguyên âm (phụ âm) như sau:
Một trong những phần kiến thức không thể bỏ qua khi học phiên âm tiếng Trung chính là “Thanh điệu”. Thanh điệu giúp cho ngôn ngữ nói có tiết tấu và thu hút người nghe trong giao tiếp. Mặt khác, những người tự học tiếng Trung cũng đều biết rằng, ngôn ngữ này có rất nhiều từ vựng đồng âm khác nghĩa. Nắm vững phần thanh điệu khi học phiên âm tiếng Trung sẽ giúp bạn có thể phân biệt được các từ vựng. Đồng thời còn giúp bạn phát âm một cách chuẩn và tự tin hơn trong giao tiếp.
Trong tiếng Trung có 4 thanh điệu như sau:
Phiên âm tiếng Trung là kiến thức nền tảng quan trọng
Như OHA Taiwan đã nhắc đến, phiên âm là phần kiến thức nền tảng quan trọng nhất. Nó được ví như “linh hồn” của một loại ngôn ngữ. Học phiên âm tiếng Trung sẽ là bài học “vỡ lòng” đầu tiên khi bắt đầu học loại ngôn ngữ thú vị này. Phần kiến thức ấy sẽ là nền tảng cho kỹ năng nghe nói của bạn.
Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một số bài đăng hướng dẫn học tiếng Trung với phiên âm được Việt hóa theo cách viết của tiếng Việt. Một số ý kiến cho rằng cách học này dễ và gần gũi với người Việt hơn. Tuy nhiên, OHA Taiwan phải nhắc bạn một điều rằng, phần phiên âm Việt hóa chỉ do người học tự đưa ra theo cách phát âm của bản thân.
Nếu học phiên âm tiếng Trung theo cách này, bạn sẽ bị phụ thuộc vào người đó và không thể tự học những kiến thức mới ở một nơi khác. Vậy có thể đúc kết rằng, người tự học tiếng Trung chỉ nên học phiên âm theo bộ Bính âm Hán ngữ nếu muốn có một nền tảng vững chắc.
Các thành phần trong bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung
Khi mới bắt đầu học tiếng Trung, chắc chắn bạn đã nghe qua bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung hay bính âm (Pinyin).
Bính âm, ngữ âm là thuật ngữ chung cho hệ thống bảng chữ cái phiên âm tiếng Trung.
Ngữ âm có cấu tạo âm tiết đơn giản, ranh giới âm tiết rõ ràng và có thanh điệu là thành phần quan trọng bộc lộc cảm xúc của người nói. Cấu trúc âm tiết của tiếng Trung có tính quy luật mạnh. Mỗi âm tiết đều có cấu tạo từ ba phần chính.
Trong tiếng Trung có tổng cộng 36 vận mẫu, trong đó gồm 6 vận mẫu đơn, 13 vận mẫu kép, 16 vận mẫu âm mũi và 1 vận mẫu âm uốn lưỡi. Cụ thể như sau:
Trong tiếng Trung có 21 thanh mẫu. Dựa vào cách phát âm của mỗi thanh mẫu người ta chia thanh mẫu thành các nhóm sau:
Ngoài ra còn có hai thanh mẫu y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đứng đầu câu.
Khác với tiếng Việt có 6 dấu thì trong tiếng Trung chỉ có 4 thanh điệu và 1 thanh không hay khinh thanh. Mỗi thanh điệu biểu thị hướng đi của âm thanh. Cụ thể như sau:
Tự học phiên âm tiếng Trung cùng OHA Taiwan
Tự học tiếng Trung từ lâu đã trở nên không còn xa lạ khi các bài hướng dẫn hay chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm xuất hiện rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Đặc biệt đối với những bạn không học lớp cơ bản ở trung tâm mà tự học phiên âm tiếng Trung tại nhà. Thì việc tìm kiếm và lựa chọn nguồn học uy tín rất quan trọng và cần đầu tư kỹ lưỡng. Hiểu được điều đó, OHA Taiwan sẽ gửi ngay đến bạn “Hướng dẫn học tiếng Trung – phần phiên âm”.