Xuất Khẩu Tháng 8

Xuất Khẩu Tháng 8

Giá nhiều loại lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua giữ ổn định so với tuần trước. Cùng với đó, giá gạo Việt Nam xuất khẩu cũng không có sự biến động. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, 8 tháng, gạo xuất khẩu đạt gần 3,85 tỷ USD, tăng 21,7%; sản lượng xuất khẩu đạt 6,16 triệu tấn, tăng 5,9%.

tháng, xuất khẩu gạo đạt gần 3,85 tỷ USD, tăng 21,7%. Ảnh minh họa: congthuong.vn

Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong hai tháng do đồng baht mạnh lên, trong khi lũ lụt ở Bangladesh làm dấy lên lo ngại về nguồn cung. Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 580 USD/tấn, tăng từ mức 570 USD trong tuần trước, do đồng baht tăng giá.

Giá gạo ở Bangladesh vẫn ở mức cao và có thể tăng hơn nữa do tình hình lũ lụt được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và nguồn cung trên toàn quốc. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá ở mức 540-545 USD/tấn, cũng không thay đổi so với tuần trước.

Về thị trường nông sản Mỹ, giá lúa mì trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) tăng trong phiên giao dịch ngày 30-8, qua đó khép lại tuần vừa qua với mức tăng cao nhất trong hơn 3 tháng do tâm lý lo ngại về sản lượng sụt giảm ở châu Âu. Trong khi đó, giá đậu tương tăng lên mức cao nhất trong 3 tuần và giá ngô tăng nhẹ khi nhu cầu đối với các loại ngũ cốc này đi lên.

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.

Ngày 26-4, tại TP Cần Thơ, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I năm 2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo thời gian tới.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Lào trong 8 tháng/2024 là sản phẩm hóa chất đạt 47,7 triệu USD, chiếm 11% tỷ trọng xuất khẩu; tiếp đến là mặt hàng xăng dầu các loại đạt 45,7 triệu USD, chiếm 10,6% tỷ trọng.

Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu các mặt hàng khác sang thị trường Lào: xuất khẩu nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; sản phẩm chất dẻo; hàng rau quả; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc; giấy và các sản phẩm từ giấy; phân bón; gốm sứ.

Nhìn chung hầu hết các nhóm mặt hàng xuất sang Lào đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trước đó. Để có thể tận dụng, phát huy được cơ hội phát triển, vượt qua các khó khăn, thách thức, đặc biệt là các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tính chủ động để khai thác hết các lợi thế xuất khẩu sang Lào, gia tăng quy mô xuất khẩu.

Số liệu xuất khẩu sang Lào 8 tháng đầu năm 2024

(Tính toán số liệu công bố ngày 10/9/2024 của TCHQ)

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu gần 20,55 triệu tấn xi măng và clinker, thu về gần 788,8 triệu USD, giảm 3,2% về lượng và giảm 14,5% về kim ngạch so với 8 tháng đầu năm 2023. Giá xuất khẩu cũng giảm 11,6%, đạt trung bình 38,4 USD/tấn.

Riêng tháng 8/2024 xuất khẩu xi măng và clinker giảm trên 7% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 7/2024 và giảm 0,18% về giá, đạt gần 2,33 triệu tấn, tương đương trên 90,13 triệu USD, giá trung bình 38,7 USD/tấn; so với tháng 8/2023 thì giảm 14,3% về lượng, giảm 22,5% về kim ngạch và giảm 9,5% về giá.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng clinker sang thị trường Philippines giảm 1,8% về lượng, giảm 13% về kim ngạch và giảm 11,4% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023, là thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng clinker của Việt Nam, chiếm tới 26,1% trong tổng lượng và chiếm 27,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng và clinhker của cả nước, đạt trên 5,35 triệu tấn, tương đương 214,3 triệu USD, giá trung bình 40 USD/tấn.

Xi măng clinker xuất khẩu sang Bangladesh – thị trường lớn thứ 2 đạt 4,18 triệu tấn, trị giá 133,9 triệu USD, giá trung bình 32 USD/tấn (tăng 5,2% về lượng nhưng giảm 11,4% về kim ngạch và giảm 15,8% về giá); chiếm 20,4% trong tổng lượng và chiếm 17% trong tổng kim ngạch.

Tiếp theo đó là thị trường Đài Loan chiếm 4,8% trong tổng lượng và chiếm 4,5% trong tổng kim ngạch, đạt 994.735 tấn, tương đương 35,55 triệu USD, giá 35,7 USD/tấn (giảm 17,2% về lượng, giảm 24,5% về kim ngạch và giảm 8,9% về giá).

Các chuyên gia trong ngành nhìn nhận, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục mạnh. Các dự án chậm triển khai phải giãn hoặc hoãn tiến độ do khó khăn về nguồn vốn, giải ngân vốn đầu tư công chưa thực sự cao; tình trạng khan hiếm và tăng giá vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi) ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng tại nhiều khu vực, đặc biệt tại miền Trung và Tây Nam Bộ làm cho nhu cầu sử dụng xi măng trong nước sụt giảm mạnh.

Trong khi đó, nguồn nguyên liệu hóa thạch ngày càng tăng và khan hiếm như nguyên liệu bổ sung ô xít silíc, ô xít sắt, phụ gia bazan. Giá than, dầu, tro xỉ, phụ gia… ngày càng có xu thế đi lên, nhưng giá bán không tăng, thậm chí ngày càng giảm, khó có thể cạnh tranh. Nguồn cung và giá nhiên liệu nhiều thời điểm không ổn định làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.

Việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu thay thế vẫn còn vướng mắc, chưa có hướng dẫn cụ thể để sử dụng các nguồn phế thải từ công nghiệp thay thế nguồn nguyên nhiên liệu trong sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ xi măng sụt giảm sâu, các nhà máy phải chấp nhận điều chỉnh giá bán theo biến động của chi phí sản xuất đối với một số dòng sản phẩm, dự án đặc thù để duy trì hoạt động.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính, thị trường phát thải carbon sẽ được áp dụng gây áp lực lớn lên ngành xi măng. Nhà đầu tư, người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc xanh hóa trong sản xuất, đó là sử dụng nhiên liệu thay thế, tận dụng nhiệt thừa, xử lý rác thải…, tiến tới tăng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu thay thế cho than.