https://kevesko.vn/20240119/thu-quan-doi-viet-nam-so-huu-khong-phai-nuoc-nao-cung-co-27684302.html
Thứ quân đội Việt Nam sở hữu, không phải nước nào cũng có
HÀ NỘI (Sputnik) - Liên quan đến bảng xếp hạng quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới do Global Firepower Index (Mỹ) công bố, Sputnik đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam để có thêm góc nhìn khách quan về các tiêu chí đánh giá quân đội của một nước.
Quân đội Việt Nam mạnh đến đâu?
Cũng theo bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của Global Firepower Index 2024, Việt Nam đứng thứ 22, là quốc gia Đông Nam Á thứ hai, sau Indonesia.
Căn cứ vào số dân, tổng số GDP của Indonesia đều hơn Việt Nam. Đặc biệt, Indonesia hiện đang là thành viên của G20. Nói vậy để thấy, có thể vũ khí của Indonesia nhiều hơn, tốt hơn của Việt Nam, quân đội của họ nhiều hơn bởi họ sở hữu dân số gần 300 triệu người, tức gần gấp 3 Việt Nam,... Tuy nhiên, đó chỉ là yếu tố cần.
“Tôi cho rằng, đó là yếu tố cần thiết. Nhưng chưa đủ. Vấn đề ở đây là sử dụng vũ khí ra sao, chiến lược cho lực lượng thế nào. Theo tôi, mức độ hiện đại học thuyết quân sự, học thuyết bảo vệ Tổ quốc, học thuyết chiến tranh nhân dân, đây là yếu tố quan trọng làm nên sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Điểm mạnh của sức mạnh quân sự Việt Nam, theo Thiếu tướng đánh giá, đó là
. Bởi thực tế, học thuyết này đã được kiểm chứng trong hàng trăm năm qua, khi đối đầu và giành thắng lợi trước 3 cường quốc lớn trên thế giới.
Như đã phân tích ở trên, khi xét đến khả năng thứ tư, về năng lực, tư duy của giới tinh hoa khi sử dụng bộ vũ khí này; tức là chuyên gia hàm ý nói về truyền thống dân tộc.
“Xét về yếu tố này, Nga vượt hẳn của Mỹ và Trung Quốc khi đánh thắng Napoleon vào năm 1815. Còn về năng lực chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, có thể nói Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về khía cạnh này. Không có quốc gia nào trong khối ASEAN từng chinh chiến chống giặc ngoại xâm như Việt Nam, khi có hơn 2000 năm chống ngoại xâm với 19 cuộc quyết chiến chiến lược. Tất cả kẻ thù khi ấy đều mạnh hơn Việt Nam”, Thiếu tướng chia sẻ góc đánh giá.
Bộ Công an và Bộ Quốc phòng vừa lên tiếng giải đáp băn khoăn cho thí sinh khi lo lắng không lựa chọn học trường công an, quân đội vì sợ không có cơ hội đi du học.
Sinh viên học trường công an, quân đội vẫn có cơ hội du học. Ảnh: Thạch Thảo.
Chia sẻ với học sinh tại chương trình tư vấn tuyển sinh vào các trường công an vừa được tổ chức, thiếu tướng, PGS.TS Đỗ Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Đào tạo, Bộ Công an, cho biết Bộ Công an luôn quan tâm đến giáo dục đào tạo để làm sao tuyển được những em yêu ngành, có phẩm chất chính trị tốt, có kỹ năng vào học trong các trường công an nhân dân (CAND).
Thiếu tướng Đỗ Anh Tuấn cho rằng ở thời nào, lực lượng CAND cũng đều có vai trò rất quan trọng. Thiếu tướng cho biết ông tốt nghiệp đại học và thạc sĩ chuyên ngành điều tra tội phạm tại Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trong quá trình học, ông rất cố gắng thi được học bổng và đi làm nghiên cứu sinh tại Anh.
“Học tại các trường công an không có nghĩa sẽ khó khăn trong du học nước ngoài. Bản thân tôi đã được cử đi học tại Anh, Trung Quốc, Nhật Bản nên thí sinh có thể yên tâm là không hạn chế du học nước ngoài khi học ở trường CAND”, PGS Đỗ Anh Tuấn nói.
Ông Tuấn cũng chia sẻ năm 2023 là năm thứ 2 Bộ Công an tổ chức bài thi đánh giá. Năm 2022, khi chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá, Bộ Công an đã có bài kiểm tra đánh giá để xem bài thi có phù hợp hay không. Sau đó bộ có chỉnh sửa để phù hợp với yêu cầu của các trường CAND.
Bài thi đánh giá năm 2022 gồm có phần trắc nghiệm và tự luận. Trong đó, 7 môn học thi trắc nghiệm tương đương 70 câu hỏi. Môn Ngữ văn và Toán có phần thi tự luận. PGS Đỗ Anh Tuấn lý giải chiến sĩ công an không chỉ yêu cầu kiến thức tự nhiên mà còn đòi hỏi kiến thức xã hội. Một chiến sĩ CAND nếu chỉ có kiến thức tự nhiên hay xã hội đều không đủ. Do đó, bài thi đánh giá của Bộ Công an yêu cầu thí sinh phải có tư duy luận giải để viết vấn đề nào đó.
Năm 2023, bài thi đánh giá của Bộ Công an giữ nguyên dạng thức bài thi như năm 2022. Trong đó, 80% kiến thức nằm ở lớp 12, 20% nằm ở kiến thức lớp 10, 11. Dạng thức này được ông Tuấn khẳng định Bộ Công an giữ ổn định đến năm 2025. Do vậy, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức THPT, đặc biệt là lớp 12, là có thể làm tốt bài, không cần phải luyện thi.
Còn thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Phó trưởng ban Tuyển sinh Quân sự, Bộ Quốc phòng, cho biết sinh viên học tập tại các trường quân đội đều có cơ hội đi du học ở nước ngoài như Nga và một số nước châu Âu.
Về công tác tuyển sinh, TS Nguyễn Văn Thái, Trưởng ban Thư ký, Ban tuyển sinh quân sự, Bộ Quốc phòng, cho hay theo quy định của Bộ Quốc phòng, năm 2023 có 17 học viện, trường sĩ quan tuyển sinh 4.297 chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học.
Tuyển sinh cao đẳng quân sự, chỉ có trường Sĩ quan Không quân tuyển sinh 80 chỉ tiêu trong cả nước vào đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật hàng không. 15/17 trường quân đội tuyển thí sinh trong cả nước (trừ trường Sĩ quan Lục quân 1 và trường Sĩ quan Lục quân 2).
Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh có nơi thường trú từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía bắc. Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh có nơi thường trú từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía nam.
Năm 2023, Học viện Hậu cần tiếp tục tuyển sinh đào tạo ngành Tài chính; Học viện Quân y tuyển sinh đào tạo ngành Dược sĩ; Học viện Phòng không - Không quân tạm dừng đào tạo ngành Kỹ sư Hàng không.
Đánh giá về công tác tuyển sinh các trường quân sự năm 2022, TS Nguyễn Văn Thái cho hay kết quả tuyển sinh sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học đạt 98,69% so với chỉ tiêu. Tuyển sinh đào tạo cao đẳng quân sự đạt 97,50% so với chỉ tiêu.
Các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác tuyển sinh năm 2022, tiêu biểu là Học viện Khoa học quân sự, Học viện Kỹ thuật quân sự, trường Sĩ quan Lục quân 1, trường Sĩ quan Lục quân 2, trường Sĩ quan Chính trị, trường Sĩ quan Pháo binh, trường Sĩ quan Công binh.
Các tỉnh có số lượng thí sinh trúng tuyển nhiều là Nghệ An (402 thí sinh), Thanh Hóa (313 thí sinh), Hà Tĩnh (193 thí sinh), Quảng Trị (183 thí sinh), Nam Định (169 thí sinh), Gia Lai (157 thí sinh), Thái Bình (146 thí sinh)...
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.
Thấy gì từ các tiêu chí đánh giá?
Ngày 17/1, Chỉ số hỏa lực toàn cầu 2024 (Global Firepower Index 2024) thường niên được công bố. Trong tổng 145 quân đội các nước được xem xét và đánh giá, Nga đứng thứ 2 trong
Cụ thể, quân đội Mỹ đứng đầu với chỉ số sức chiến đấu là 0,0699. Nga đứng vị trí thứ 2 với chỉ số 0,0702. Ở vị trí thứ 3 là Trung Quốc với 0,0706.
Nêu quan điểm với Sputnik về các tiêu chí đánh giá của Global Firepower Index 2024 vừa công bố, PGS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an Việt Nam chia sẻ và chỉ ra ví dụ:
“Thực tế, bảng xếp hạng sức mạnh quân sự nhiều quốc gia, nhiều cơ quan, nhiều tổ chức làm. Theo đó, mỗi cơ quan, mỗi tổ chức xếp hạng dựa trên tiêu chí của riêng họ. Bởi vậy, tiêu chí này không phải là tiêu chí chung của tất cả các cơ quan trên toàn thế giới. Tôi tin rằng, nếu Australia xếp hạng, sẽ hoàn toàn khác”.
Ở đây, khi xét đến sức mạnh quân sự của Mỹ, chuyên gia cũng nhấn mạnh thêm rằng, không thể không nhắc đến sự hậu thuẫn của các nước đồng minh đến từ