Nền Giáo Dục Ở Mỹ Như Thế Nào Là Đẹp

Nền Giáo Dục Ở Mỹ Như Thế Nào Là Đẹp

Ở Đức, tất cả các trẻ em đều phải đi học. Nếu như ở Việt Nam chương trình học thường là 12 năm thì với hệ thống giáo dục ở Đức, các bạn học sinh chỉ phải đi học đến hết lớp 9. Sau đó có thể ra trường và đi học nghề. Mỗi bang ở Đức đều có những quy định và chương trình giảng dạy riêng, các kì thi và kì nghỉ hè cũng khác nhau. Trẻ em ở Đức đi học hoàn toàn miễn phí, họ chỉ phải đóng những chi phí phụ như thuê sách giáo khoa, tiền đi dã ngoại với lớp hoặc quỹ lớp.

Realschule (dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 10):

Chương trình này dành cho những em có học lực khá. Ngoài những môn cơ bản và tiếng Anh bắt buộc, các em còn được học thêm một ngoại ngữ khác (như trường mình là tiếng Pháp), những bài học kĩ năng khác như cách thuyết trình hay cách gõ văn bản bằng mười ngón tay.

Đầu học kì hai của lớp 9 thì các bạn sẽ đi thực tập khoảng hai tuần và sau đó sẽ phải viết một báo cáo thực tập dài 8-10 trang. Ngoài ra mỗi học sinh sẽ phải viết một bài tiểu luận nhỏ (được lựa chọn chủ đề trong khuôn khổ). Hết lớp 10, những bạn học khá giỏi có thể chuyển tiếp lên học Gymnasium, còn những bạn khác thì sẽ tiếp tục đi học nghề (v.d nghề nuôi dạy trẻ, ngân hàng, y tá, điều dưỡng, kế toán…)

Tổng quan về giáo dục Hàn Quốc – Một số đặc điểm nổi bật

Từ năm 1954, Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra chính sách lấy giáo dục làm nền tảng phát triển tương lai cho người dân trên toàn đất nước. Với chính sách này, lịch sử giáo dục Hàn Quốc có một thời gian hình thành và phát triển lâu dài, nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Đây cũng chính là “cốt lõi” sự phát triển của giáo dục tại “xứ sở kim chi”.

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của giáo dục Hàn Quốc:

Đa số các chương trình đào tạo dành cho cử nhân ở Hàn Quốc sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 4 năm.

Lịch học mỗi năm tại Hàn Quốc sẽ gồm 2 kỳ. Thêm đó, có hai kỳ nghỉ dài tại xứ kim chi là nghỉ hè vào tháng 7 và tháng 8, kỳ nghỉ đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Lịch khai giảng của các cấp học sẽ được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Vì thế, nếu du học sinh quốc tế có ý định đi du học Hàn Quốc, cần nộp hồ sơ nhập học từ tháng 9- tháng 11 năm trước.

Trong quá trình tham gia học tập, mức học phí dành cho học sinh, sinh viên quốc tế sẽ bằng với số tiền học sinh, sinh viên quốc tịch Hàn Quốc chi trả.

Hồ sơ nhập học dành cho du học sinh Hàn Quốc cần có chứng chỉ tiếng Anh IELTS hay TOEFL.

Hệ thống giáo dục ở Đức sẽ được chia thành các bậc cụ thể như sau:

Trước khi vào lớp 1 thì hầu hết các trẻ em đều sẽ đi nhà trẻ (Kita) và mẫu giáo (Kindergarten). Đến khi đủ tuổi đi học lớp 1 (6 tuổi) thì các bạn trẻ này sẽ phải vượt qua một kì thi ở trường để đảm bảo rằng bé có đủ khả năng theo học. Ngoài ra các bé cũng sẽ được kiểm tra về sức khỏe, ở đó các bác sỹ sẽ kiểm tra khả năng nghe, nói, nhìn, vận động của các bé. Nếu đạt đủ tiêu chuẩn, các bé sẽ được vào lớp 1, còn không sẽ phải học thêm mẫu giáo tiếp một năm.

Thường là 4 năm (có một vài bang kéo dài tới 6 năm). Ở đấy các bé sẽ được học những môn như Toán, tiếng Anh, tiếng Đức, nhạc, họa, môn học sự vật và thể thao. Ngoài những môn học chính đấy ra thì ngay ở những năm học cấp 1 các bé đã được rèn luyện kĩ năng thuyết trình trước đám đông, cách ứng xử với thầy cô, bạn bè hay luật giao thông và các cách bảo vệ môi trường phân loại rác, không vứt rác bừa bãi…). Các buổi học thường kết thúc lúc 13h và các em không cần nhiều hơn hai mươi phút để làm bài tập về nhà.

Hauptschule (dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 9):

Chương trình này dành cho những em học sinh có học lực kém, khả năng tiếp thu chậm. Ở đây các em cũng sẽ được học những môn cơ bản, nhưng sẽ thiên về thực hành nhiều hơn. Sau khi học xong lớp 9, các em cũng sẽ được nhận bằng tốt nghiệp. Những bạn nào học lực tốt thì có thể chuyển sang hệ Realschule để học tiếp, còn không thì sẽ đi học nghề.

Giáo dục Hàn Quốc và một số điều thú vị bạn chưa biết

Không chỉ được đánh giá cao về chất lượng, nền giáo dục Hàn Quốc đem đến rất nhiều điều thú vị để sinh viên quốc tế khám phá và tìm hiểu. Cụ thể là:

Gymnasium (dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 13):

Đây là bậc học dành cho những bạn học khá giỏi. Ở đây, mỗi học sinh sẽ bắt buộc phải học hai ngoại ngữ (như trường mình ngày xưa là tiếng Anh & tiếng Pháp hoặc tiếng Anh & tiếng Latinh). Tới lớp 12 thì sẽ bắt đầu tập trung vào học chuyên sâu và chia ra làm các môn Leistungskurse (môn chính) và Grundkurse (môn phụ). Các môn chính sẽ được học nhiều hơn và hệ số điểm thi cũng sẽ được nhân lên mấy lần. Lớp 11 hoặc lớp 12 mỗi học sinh cũng sẽ phải viết một bài tiểu luận dài 10-12 trang, sau khi có bằng tú tài thì các bạn ấy có thể đi học nghề hoặc học Đại học.

Hồi còn học ở Gymnasium thì trường mình hay tổ chức cho học sinh tới một trường Đại học nào khoảng một tuần để các bạn học sinh có thể tập làm sinh viên. Hầu hết tất cả các buổi sáng và hai buổi chiều học sinh sẽ lên giảng đường và được tự chọn tham gia các môn học mà các bạn ấy quan tâm. Những buổi chiều còn lại thì sẽ tham gia vào các buổi học thuyết trình hoặc lắng nghe các anh chị sinh viên chia sẻ về cuộc sống của một tân sinh viên. Đầu lớp 12 thì lớp sẽ đi dã ngoại (Studienfahrt) ở một đất nước nào đó, có thể là Pháp, Séc, Ý, Tây Ban Nha hay Anh. Mục đích là để cho các em học sinh được mở rộng tầm nhìn, được có cơ hội được học hỏi và sử dụng vốn tiếng anh và ngoại ngữ đã học.

Email: [email protected]

Facebook: DWN.Deutsch.Warum.nicht

Một số học sinh Hàn Quốc có tên tiếng Anh

Cái này phải trách các hagwon dạy tiếng Anh thôi. Nhiều lớp học thêm tiếng Anh luôn yêu cầu một môi trường giao tiếp ngoại ngữ thực thụ, vì vậy các học sinh phải gọi nhau bằng tên nước ngoài.

Giáo viên như “người mẹ thứ hai”

“Không thầy đố mày làm nên” luôn là tôn chỉ đạo đức của người dân xứ kim chi. Có thể tiền lương của các giáo viên không quá cao, nhưng địa vị của họ trong lòng học sinh, và cả những người trong xã hội luôn được giữ vị trí cao nhất. Tại Hàn Quốc, giáo dục là ngành quan trọng nhất. Những nhà giáo, trụ cột của trường học sẽ nhận được sự tôn kính của tất cả mọi người.

Kỳ thi Đại học quan trọng bậc nhất

Cùng giống với giáo dục Việt Nam, sau khi hoàn thành 12 năm đèn sách, học sinh Hàn Quốc phải trải qua kỳ thi Đại học. Đây được coi là kỳ thi quyết định sự sống còn bởi áp lực từ gia đình, tương lai và nhà trường.

Điều này dẫn đến một mặt trái của giáo dục Hàn. Những áp lực vô hình này đã vô tình đẩy Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất trong các ước Tổ chức phát triển kinh tế OECD.

Nếu bạn thường xuyên theo dõi những bộ phim học đường ở Hàn Quốc, bạn sẽ thấy cuối lớp học thường có một tủ giày. Đây là nơi cất giày dép của học sinh trước khi vào lớp.

Tại Hàn Quốc, việc bỏ giày dép bẩn ở ngoài trước khi vào nhà là phép lịch sự tối thiểu, và ở trường học cũng áp dụng như vậy.

Nếu tại các quốc gia châu Âu, việc đánh mắng học sinh bị coi là phạm luật thì tại Hàn Quốc, mọi chuyện lại “hoàn toàn khác”. Việc đứng góc lớp hay phạt quỳ ở hành lang không phải là chuyện hiếm gặp. Tại xứ kim chi, việc học luôn được đặt lên hàng đầu, vì thế, giáo viên được phép phạt nếu học sinh lười học hay vi phạm kỷ luật.

Trung bình, một học sinh Hàn Quốc phải bắt đầu học từ 8 giờ sáng – 22 giờ với mục tiêu duy nhất là dành được một suất vào đại học. Đây chính là lý do “hagwon- lớp học thêm” xuất hiện khá phổ biến trên khắp đất nước Hàn Quốc.

8 giờ – 17 giờ: học tập và tham gia sinh hoạt câu lạc bộ tại trường học ở Hàn Quốc

18 giờ – 22 giờ: tham gia các lớp học thêm

Ngoài ra, học sinh sẽ tự học tại các thư viện khoảng 1-2 giờ sau đó mới về nhà. Chính vì lẽ đó mà nhiều học sinh Hàn Quốc thường sẽ về nhà vào tầm tối muộn.

Cứ mỗi nửa thập kỷ, các giáo viên Hàn Quốc lại phải luân chuyển công tác sang các trường học khác, kể cả tình yêu với trường cũ có dạt dào như biển lớn. Không chỉ giáo viên, mà cả hiệu trưởng và phó hiệu trưởng mỗi trường khi hết thời hạn 5 năm sẽ phải trải qua một buổi "bốc thăm trúng thưởng" để chọn bến đỗ tiếp theo của mình. Vì vậy cứ mỗi năm mỗi trường lại có một đội ngũ giáo viên mới.

Nếu như ở các nước phương Tây, trẻ em được bảo vệ tuyệt đối, không bao giờ có chuyện học sinh về nhà mách bố mẹ bị cô giáo đánh, bị thầy phạt đứng góc lớp thì ở Hàn Quốc mọi thứ ngược lại hoàn toàn. Giáo viên được phép toàn quyền phạt học sinh. Trong lớp học không khó để thấy những chiếc roi mà người Hàn gọi vui là "gậy phép" thường được sử dụng bởi các nam giáo viên để trị những cậu ấm cô chiêu lười học, vi phạm kỷ luật.