Kinh Tế Khó Khăn Nên Kinh Doanh Gì

Kinh Tế Khó Khăn Nên Kinh Doanh Gì

Kinh doanh khó khăn, Simco Sông Đà sắp chuyển nhượng hàng loạt khoản đầu tư

Tối ưu hóa chi phí vận hành doanh nghiệp

Cắt giảm các chi phí không cần thiết gần như là hành động đầu tiên mà doanh nghiệp thực hiện khi kinh tế khó khăn. Doanh nghiệp có thể cân nhắc những điều sau:

Cắt giảm để tối ưu chi phí là điều cần thiết nhưng đây không phải là giải pháp bền vững. Do đó, doanh nghiệp nên lưu ý về mức độ thực hiện cũng như phối hợp với nhiều giải pháp khác.

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi là gì khi suy thoái kinh tế chính là tối ưu dòng tiền cho doanh nghiệp. Ngay cả khi doanh nghiệp có bộ phận chuyên xử lý các vấn đề tài chính thì bây giờ là lúc rà soát lại tất cả các báo cáo và dòng tiền của mình. Dựa trên chi tiêu trước đây, doanh nghiệp có thể tạo ngân sách hàng tháng thực tế; xây dựng kế hoạch chi tiêu; dự phòng đến các tình huống xấu và dự báo dòng tiền luân chuyển cho các quý tiếp như là một công cụ cảnh báo về những sai lệch, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Trong thời kỳ suy thoái, việc lưu trữ lượng lớn hàng tồn kho là nguyên nhân khiến doanh nghiệp tốn kém hơn; bởi chi phí lưu trữ cao; dễ bị lỗi thời, hư hỏng,… nên các doanh nghiệp có xu hướng giảm lượng hàng tồn kho để giảm những chi phí này. Tuy nhiên vẫn phải duy trì khả năng thực hiện đơn hàng; tránh tình trạng hết hàng làm ảnh hưởng đến doanh thu cũng như chất lượng phục vụ khách hàng.

Nếu được hỏi làm gì khi suy thoái kinh tế thì doanh nghiệp đừng quên một việc vô cùng cần thiết đó là thống nhất các công cụ quản lý. Bình thường, doanh nghiệp bạn sử dụng phần mềm A cho quản lý nhân sự, phần mềm B cho kế toán hay phần mềm C để quản lý kho thì trong giai đoạn suy thoái kinh tế, doanh nghiệp cần hợp nhất chúng lại thành một phần mềm duy nhất.

Tiết kiệm chi phí cho lưu trữ thủ công, giảm sai sót dữ liệu, tăng năng suất, hỗ trợ ra quyết định kịp thời,… là những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi sử dụng một hệ thống quản lý tập trung.

Kinh doanh bánh mì ăn sáng có nhược điểm gì?

Cạnh tranh trong ngành kinh doanh xe bánh mì là khốc liệt. Các đối thủ cạnh tranh sẽ tìm mọi cách để thu hút khách hàng của bạn, điều này đòi hỏi người kinh doanh phải có những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm kinh doanh tốt để tạo ra sản phẩm bánh mì độc đáo, chất lượng và hấp dẫn khách hàng. Vì sản phẩm rất dễ sao chép do đó đòi hỏi bạn phải tạo ra một điểm khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cũng như các chương trình khuyến mãi

Bánh mì là thức ăn nhanh và phù hợp bán vào buổi sáng và chiều tối, đối tượng hướng tới đó chính là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… , địa điểm bán hàng có thể là trường học, bệnh viện, khu vui chơi, khu đông dân cư,…

Việc tìm kiếm mặt bằng để kinh doanh bánh mì cũng là một trong những khó khăn. Đặc biệt là trong các khu vực đông dân cư hoặc trung tâm thành phố, giá thuê mặt bằng rất cao và thường không phù hợp với khả năng tài chính của những người muốn khởi nghiệp.

Ngoài ra, đối với các vị trí tốt và đắc địa, thị trường mặt bằng cạnh tranh khốc liệt và cần phải chịu chi phí thuê cao hơn. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp với tiêu chí về vị trí, kích thước, giá cả và các yêu cầu pháp lý cũng đòi hỏi sự tốn kém thời gian, công sức và kinh phí.

Mặt bằng sẽ quyết định đến 80% sự thành bại của điểm bán. Chính vì vậy khi bắt tay vào kinh doanh bạn cần lựa chọn điểm bán tốt nhất để có thể kinh doanh tốt hơn, hạn chế vận chuyển, di dời điểm bán

Muốn làm ra một món bánh mì thơm ngon đều nhờ vào nguyên liệu tốt, tươi và đảm bảo vệ sinh vì vậy đây được coi là một khó khăn nan giải nhất khi bạn muốn kinh doanh bánh mì. Tìm một nguồn nguyên liệu riêng, chất lượng là một trong những điều bạn cần làm, nếu không việc kinh doanh sẽ rất thách thức vì bạn phải cạnh tranh với hàng trăm thương hiệu bánh mì khác. N

goài ra, người dân hiện nay rất quan tâm đến sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm, nên nguyên liệu tốt là yếu tố quyết định đến việc mua hàng của khách.

Việc không chủ động theo dõi về số lượng hàng hóa, doanh số bán ra mỗi ngày sẽ dễ khiến bạn bị tồn kho nguyên liệu khá nhiều. Với các mặt hàng như bánh mì dễ bị ỉu, các loại nhân dễ hư  hay rau dưa nhanh héo cũng khiến bạn tốn kha khá chi phí cho các vật liệu.Đây cũng là khó khăn và thách thức cho người kinh doanh để cân đo đong đếm đúng với số lượng thực bán, tránh tồn kho và hạn chế phát sinh chi phí.

Trên đây là một số những thuận lợi và khó khăn khi kinh doanh xe bánh mì ăn sáng. Ngoài những điểm mà Má Hải đã nêu ra, nếu bạn còn gặp những khó khăn nào khác có thể chia sẻ cho Má Hải nhé!

Địa chỉ văn phòng: 387 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2, Q.Tân Bình, HCM.

Hotline: 0981 051 510 – 0988 335 261

Thưa bà, bà nhận định như thế nào về bức tranh kinh tế 9 tháng đầu năm 2023. Đâu là những điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng GDP 9 tháng?

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2023 của nước ta duy trì đà tăng trưởng tích cực (quý 1 tăng 3,28%; quý 2 tăng 4,05%; quý 3 tăng 5,33%), bình quân 9 tháng năm 2023 tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,43%, đóng góp 9,16% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,41%, đóng góp 22,27%. Khu vực dịch vụ tăng 6,32%, đóng góp 68,58%, trong đó tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường đạt mức khá như bán buôn, bán lẻ tăng 8,04%; vận tải kho bãi tăng 8,66%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 13,17%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,91%.

Một số điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý 3 và 9 tháng năm 2023 như sau:

Thứ nhất, sản xuất lúa vụ đông xuân, sản lượng một số cây ăn quả đạt khá so với cùng kỳ năm trước, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan nhờ tập trung nuôi thâm canh, siêu thâm canh và ứng dụng công nghệ cao.

Thứ hai, sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc hơn, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9/2023 ước tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chỉ số sản xuất của ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 30,2%; dệt tăng 18,5%; sản xuất trang phục và sản xuất hóa chất, sản phẩm hóa chất cùng tăng 13,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 13%; sản xuất kim loại và sản xuất chế biến thực phẩm cùng tăng 12,5%; sản xuất thuốc lá tăng 11,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic tăng 10,2%.

Thứ ba, hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 9/2023 sôi động và duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hành khách tăng 13,1% và luân chuyển tăng 27,9%; vận chuyển hàng hóa tăng 14,6% và luân chuyển tăng 12,5%.

Thứ tư, chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 của nước ta. Khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng năm 2023 ước đạt 8,9 triệu lượt khách, gấp 4,7 lần cùng kỳ năm 2022.

Thứ năm, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội có xu hướng tăng cao, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm; thu hút vốn đầu tư nước ngoài tính đến 20/9/2023 tiếp tục là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.

Thứ sáu, tính chung 9 tháng năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,9 tỷ USD), trong đó xuất siêu của một số mặt hàng: điện thoại các loại và linh kiện 33,07 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ 8,02 tỷ USD; thủy sản 4,68 tỷ USD; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 3,08 tỷ USD; rau quả 2,72 tỷ USD; dây điện và cáp điện 585 triệu USD.

Thứ bảy, lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 3,16%, thấp hơn mục tiêu 4,5% của cả năm 2023.

Thứ tám, lao động có việc làm và thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm trước. Ước tính lao động có việc làm quý 3/2023  là 51,3 triệu người, tăng 87,4 nghìn người so với quý trước và tăng 523,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tính chung 9 tháng năm 2023 ước đạt 51,2 triệu người, tăng 776 nghìn người.

Sau những tháng giảm sút liên tục, sản xuất công nghiệp quý 3 đã tăng trưởng trở lại. Bà nhận định thế nào về triển vọng của khu vực này trong những tháng cuối năm?

Nhìn lại sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm nay có thể thấy xu hướng rõ nét, đặc biệt từ tháng 5/2023 đến nay, sản xuất công nghiệp hàng tháng liên tục tăng so với cùng kỳ với mức tăng tháng sau tăng cao hơn tháng trước, quý sau tích cực hơn quý trước. Theo đó, sản xuất công nghiệp quý 1 và quý 2 đều giảm nhưng quý 3 đã có sự khởi sắc hơn, trong đó, ngành chế biến, chế tạo có sự cải thiện rõ rệt với mức tăng khá so với cùng kỳ.

Từ tình hình sản xuất công  nghiệp các tháng gần đây và theo đánh giá của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dự báo quý 4/2023 khả quan hơn quý 3/2023 cả về tình hình sản xuất kinh doanh, khối lượng sản xuất, đơn đặt hàng, đơn đặt hàng xuất khẩu. Dẫu vậy, hoạt động sản xuất công nghiệp các tháng còn lại của năm 2023 chưa thể trở lại đà tăng trưởng cao nhưng vẫn tiếp tục khởi sắc hơn so với 9 tháng đầu năm.

Sau nhiều tháng giảm liên tục, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 9 đã có tín hiệu khả quan khi cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trưởng dương. Bà có thể phân tích rõ hơn tình hình?

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 9 tháng ước đạt 259,7 tỷ USD, tuy vẫn giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2022, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tháng 9 đã có tăng  trưởng dương với mức 4,6%, và đây là xu hướng tích cực trong 3 tháng giảm sâu gần đây (tháng 6 giảm 13,8%; tháng 7 giảm 3,4%; tháng 8 giảm 7,6%). Trong đó, khu vực trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đều đạt tăng trưởng dương, tương ứng là 17,9%; và 0,5% (kể cả dầu thô).

Điểm tích cực thể hiện qua 2 điểm của tháng 9 như sau:

Thứ nhất, xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản mà Việt Nam có lợi thế so sánh vẫn đạt khá: (1) rau quả: 9 tháng ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8% (riêng tháng 9 tăng 160%); (2) hạt điều: 9 tháng ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 14,3% (tháng 9 tăng 39,6%); (3) gạo: 9 tháng ước đạt 3,65 tỷ USD, tăng 40,4% (tháng 9 tăng 80,4%).

Thứ hai, xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực cũng tăng trưởng dương trong tháng 9 như: (1) điện tử, máy tính và linh kiện tăng 1,1% (giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt 41,2 tỷ USD); (2) điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,0% (9 tháng đạt 39 tỷ USD). Riêng 2 mặt hàng chủ lực này đã chiếm tới 31% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Về nhập khẩu, tín hiệu tích cực cũng đến từ nhập khẩu hàng hóa khi tốc độ tăng trưởng của tháng 9 đã đạt dương với mức 2,6% sau nhiều tháng giảm sâu (tháng 6 giảm 14,5%; tháng 7 giảm 9,9%; tháng 8 giảm 8,3%). Trong đó khu vực kinh tế trong nước đã tăng 7,0% (tháng 6 giảm 17,8%; tháng 7 tăng 0,4%; tháng 8 giảm 1,7%); khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,3% (tháng 6 giảm 12,5%; tháng 7 giảm 15,4%; tháng 8 giảm 11,6%).

Ngoài ra, nhập khẩu mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện trong tháng 9 cũng tăng 31,1% so với cùng kỳ (9 tháng ước đạt 63 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 2% (9 tháng ước đạt 30,5 tỷ USD), riêng 2 mặt hàng này chiếm đến 39,3% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Xét theo quý cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng của cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng phục hồi. Trong đó, xuất khẩu quý 2 tăng 8,1% so với quý 1, quý 3 tăng 10,3% so với quý 2; nhập khẩu quý 2 tăng 4,0% so với quý 1, quý 3 tăng 11,0% so với quý 2.

Từ những tín hiệu tích cực của xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, có thể kỳ vọng nhu cầu thế giới đang có dấu hiệu hồi phục, doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn, từ đó tạo đà cho xuất khẩu của Việt Nam đạt tăng trưởng khá trong những tháng cuối năm.

Với diễn biến kinh tế 9 tháng qua, áp lực tăng trưởng quý 4 là rất lớn. Bà dự báo như thế nào về kết quả tăng trưởng cả năm?

Tăng trưởng kinh tế nhiều khả năng sẽ được cải thiện trong quý tới. Tuy nhiên, với những khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao như kỳ vọng.

Do vậy, cần tiếp tục ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, tạo niềm tin cho người đầu tư; phát huy hiệu quả các chính sách tài khóa (hỗ trợ doanh nghiệp và người dân như giãn, hoãn, giảm thuế…); chính sách tiền tệ (cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, phí dịch vụ, các gói tín dụng ưu đãi) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; chính sách thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, bất động sản, xây dựng, du lịch, vốn.

Song song với giảm thuế, hoãn thuế, cần giảm các loại phí và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm những thị trường mới; tận dụng tốt các FTA (Hiệp định thương mại tự do) đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, ký kết thêm các hiệp định mới; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, ưu tiên các dự án sắp hoàn thành; sớm đưa vào sử dụng các dự án có quy mô, có tiềm năng nhằm duy trì và mở rộng năng lực sản xuất – kinh doanh

Đặc biệt, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới, xanh, ít phát thải, có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là phát huy hiệu quả mô hình hợp tác công – tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 40-2023 phát hành ngày 02-10-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam