Sở hữu chứng chỉ Kaigo Fukushi mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho điều dưỡng viên nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Chứng chỉ này không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển và ổn định lâu dài trong nghề nghiệp. Cụ thể:
Chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản
Tất tần tật về chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản. Bạn có biết rằng chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản không chỉ giúp bạn có một công việc ổn định với mức lương hấp dẫn mà còn là cơ hội hội để định cư tại đất nước mặt trời mọc?
Những lợi ích khi sở hữu chứng chỉ này là gì? Điều kiện để tham gia kỳ thi như thế nào? Cùng Thành Đô theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về chứng chỉ “vàng” trong ngành điều dưỡng.
Chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản là gì?
Chứng chỉ Điều dưỡng Quốc gia Nhật Bản, còn gọi là Kaigo Fukushi, là chứng chỉ quốc gia duy nhất dành cho ngành điều dưỡng chăm sóc tại Nhật Bản.
Đây là chứng nhận quan trọng khẳng định các điều dưỡng viên, hộ lý có đủ năng lực và kiến thức chuyên môn để làm việc chính thức trong các viện dưỡng lão, bệnh viện và các cơ sở y tế tại Nhật Bản.
Người lao động đạt chứng chỉ Kaigo Fukushi có quyền làm việc như một điều dưỡng viên hoặc hộ lý chính thức, không giới hạn thời gian và có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, được hưởng mức lương và các quyền lợi tốt hơn so với các lao động chưa có chứng chỉ.
Chứng chỉ này chỉ được cấp khi người lao động vượt qua kỳ thi điều dưỡng quốc gia với những yêu cầu khắt khe về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Đối với các điều dưỡng viên đã có thời gian làm việc thực tế, kỳ thi này sẽ được tổ chức hàng năm.
Trong khi đó, đối với các hộ lý, kỳ thi chỉ diễn ra vào năm làm việc thứ tư. Điều này đòi hỏi người lao động phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể thi đậu ngay từ lần thi đầu tiên, bởi cơ hội tham gia kỳ thi này tương đối hạn chế.
Có thể nói, chứng chỉ Kaigo Fukushi là tiêu chuẩn vàng trong ngành điều dưỡng tại Nhật Bản.
Thực tế, người lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi tại Nhật Bản không bắt buộc phải có chứng chỉ quốc gia Kaigo Fukushi để làm việc. Thay vào đó có thể sử dụng các loại visa ngắn hạn như Visa kỹ năng đặc định (Tokutei Ginou) hoặc Visa thực tập sinh kỹ năng để làm việc trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, cả hai loại visa này đều có những giới hạn về thời gian, không cho phép lao động gắn bó lâu dài mà không gia hạn hoặc thay đổi loại visa.
Vì vậy, chính phủ Nhật Bản cũng khuyến khích người lao động nước ngoài trong ngành điều dưỡng tham gia kỳ thi này để tạo ra một lực lượng lao động chuyên nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành y tế Nhật Bản hiện nay.
Điều kiện thi chứng chỉ điều dưỡng Kaigo quốc gia tại Nhật
Như đã thông tin ở trên, để có chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Nhật Bản, bạn phải vượt qua kì thi những yêu cầu khắt khe về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành.
Để tham gia kỳ thi này, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
Ứng viên dự thi cần có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng. Đối với lao động nước ngoài, đặc biệt là những người theo chương trình Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA) phải hoàn thành chương trình đào tạo điều dưỡng từ 3 - 5 năm tại Nhật Bản trước khi đủ điều kiện thi chứng chỉ này.
Ngoài ra, ứng viên đã làm công việc chăm sóc, điều dưỡng tại quốc gia của mình và có chứng nhận hành nghề sẽ được ưu tiên khi đăng ký thi điều dưỡng Kaigo tại Nhật.
Để tham gia kì thi này, cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành điều dưỡng, tương đương với khoảng 540 ngày làm việc tại các cơ sở chăm sóc người cao tuổi hoặc trung tâm y tế.
Đối với những lao động đã tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng trong ngành điều dưỡng và hoàn thành hợp đồng 3 năm cũng có thể tham gia kỳ thi này nếu đáp ứng các điều kiện về trình độ tiếng Nhật và có kinh nghiệm thực tế đầy đủ.
Kỳ thi chứng chỉ điều dưỡng quốc gia Kaigo được tổ chức hoàn toàn bằng tiếng Nhật, vì vậy bạn cần đạt tối thiểu trình độ tiếng Nhật N3 để hiểu và trả lời các câu hỏi chuyên môn. Tuy nhiên, các ứng viên có trình độ N2 hoặc N1 sẽ có lợi thế hơn khi dự thi, vì trình độ cao giúp họ nắm vững các thuật ngữ y tế và hiểu sâu hơn về các tình huống chuyên môn.