Đà Nẵng có thể xem là thành phố lớn và quan trọng bậc nhất của miền Trung Việt Nam, nơi có cửa biển giao thương tấp nập từ lâu đời. Đà Nẵng có lịch sử lâu đời, xuyên suốt trong lịch sử triều đình nhà Nguyễn, cảng biển ở Đà Nẵng thuộc dạng quan trọng bậc nhất, có thời điểm nó trở thành nơi duy nhất của nước Đại Nam mà tàu thuyền của các nước Phương Tây được quyền đến.
Tìm hiểu trung thu xưa tại Hoàng thành Thăng Long
Với nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu giáo dục truyền thống cho học sinh, những hoạt động trải nghiệm tại Hoàng thành Thăng Long sẽ tạo được sân chơi ý nghĩa, uy tín cho du khách và thiếu nhi dịp Tết Trung thu năm nay.
Tại đây, các em được trải nghiệm không gian trưng bày, trang trí trung thu truyền thống với chủ đề “Giấy hồng vui Tết trung thu”, tham gia các trò chơi dân gian, thả diều; trải nghiệm các hoạt động tương tác: Tô mặt nạ, nặn tò he, nghệ thuật gấp giấy Origami (Nhật Bản)…; xem biểu diễn múa rối nước…
Bên cạnh đó, chương trình còn có hoạt động gặp gỡ, giao lưu cùng các nhà sử học và nghệ nhân thông qua các chuyên đề giáo dục di sản như: Các bậc vua sáng tôi hiền qua tích truyện trung thu tại cung đình Thăng Long xưa, giáo dục bảo vệ môi trường thông qua đồ chơi giấy truyền thống…
Những năm gần đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với Văn phòng UNESCO Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và các chuyên gia từng bước xây dựng các hoạt động giáo dục di sản cho học sinh. Riêng trong năm 2017, đã có hơn 2.600 học sinh THCS và 1.300 học sinh tiểu học được trải nghiệm các chương trình giáo dục di sản, tìm hiểu di sản chuyên sâu tại Hoàng thành Thăng Long (chương trình “Em tìm hiểu di sản” và “Em làm nhà khảo cổ”). Ngoài ra, hơn 18.000 em nhỏ được trải nghiệm các chương trình Trung thu truyền thống và Tết Việt tại khu di sản, chưa kể hàng vạn học sinh đã tham quan khu di sản theo chương trình thông thường.
Trong năm 2018, chương trình giáo dục di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa được đẩy mạnh một bước, thông qua việc ký kết hợp tác với ngành Giáo dục và đào tạo Hà Nội. Theo đó, hàng năm, các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch, phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đưa học sinh tới học tập, trải nghiệm tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long vào những khoảng thời gian thích hợp trong năm học. Đây là chương trình ngoại khóa gắn với bộ môn lịch sử để các em thêm hiểu và yêu lịch sử cũng như văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đà Nẵng có thể xem là thành phố lớn và quan trọng bậc nhất của miền Trung Việt Nam, nơi có cửa biển giao thương tấp nập từ lâu đời.
Ngay sau khi hoàng đế Gia Long thống nhất giang sơn, vua đã nhận thấy được vị trí, địa thế quan trọng của Đà Nẵng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của kinh đô Phú Xuân (Huế), nên đã chú trọng xây dựng tại đây một hệ thống quản lý và phòng thủ cảng biển đặc biệt, biến Đà Nẵng thành một quân cảng và một thương cảng quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn.
Năm 1858, người Pháp cũng nhận thấy địa thế quan trọng đó của Đà Nắng nên chọn nơi này để khai hỏa xâm chiếm Đại Nam. Đến tháng 3 năm 1965, quân đội Mỹ cũng chọn Đà Nẵng làm nơi đổ bộ đầu tiên, sau đó xây dựng căn cứ quân sự hỗn hợp rất lớn tại đây.
Nguồn gốc tên gọi Đà Nẵng được cho là xuất phát từ chữ Chăm cổ “Da nak”, dịch nghĩa là “cửa sông lớn”, đó chính là cửa sông Hàn ở Đà Nẵng.
Khi những người Âu châu đặt chân đến Đà Nẵng đầu tiên vào đầu thế kỷ 17, họ gọi tên Đà Nẵng là Porte de Kéan, sau đó là Turaon, hoặc Touron, Turon. Từ năm 1888 cho đến tận 1954, Tourane là tên chính thức của Đà Nẵng.
Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của từ Tourane. Thứ nhất đó là lối nói trại từ chữ Châu Ranh (chỉ ranh giới Việt Nam – Chiêm Thành). Ý kiến thứ hai cho rằng nó bắt nguồn từ một làng có tên là Thạc Gián bị viết lầm là Tu Gián. Ý kiến thứ ba giải thích rằng Tourane chỉ địa danh của một nơi vốn có một cái tháp (tour) trên cửa sông Hàn.
Từ năm 1889, thành phố Tourane thuộc tỉnh Quảng Nam, nhưng đến năm 1905, Tourane/Đà Nẵng lại được tách khỏi tỉnh Quảng Nam để trở thành một đơn vị hành chính độc lập. Kể từ đó, người Pháp đã xây dựng Tourane thành một đô thị theo kiểu Tây phương, với cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư bài bản. Sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ được hình thành và phát triển. Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng, cảng Đà Nẵng đã tương đối hoàn chỉnh và đi vào hoạt động từ giai đoạn 1933-1935. Sân bay dân dụng cũng được nhà cầm quyền sớm xây dựng vào năm 1926. Hầu hết các công ty lớn nhất hoạt động ở Đông Dương đều hiện diện ở Đà Nẵng trong thời gian này.
Vào thời gian đầu của đệ nhất cộng hòa, Đà Nẵng lại trở lại trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến năm 1962, tỉnh Quảng Nam được tách thành hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Tín, còn Đà Nẵng trực thuộc trung ương.
Mời các bạn xem lại những hình ảnh trong thời gian thập niên 1960 sau đây:
Hình ảnh bên bờ sông Hàn ở Đà Nẵng:
Những tà áo dài thướt tha ở Đà Nẵng:
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,