Tính chung trong cả năm 2004, đồng Đôla Mỹ tiếp tục mất giá khoảng 8% so với đồng Euro và đồng Bảng Anh, 5% so với đồng Yên Nhật, nâng tổng mức mất giá của đồng Đôla Mỹ so với đồng Euro trong vòng 3 năm trở lại đây (kể từ đầu năm 2002) lên tới 50%, tức là mất đi một nửa giá trị so với đồng Euro và mất giá khoảng 26% so với đồng Yên Nhật.
Ngân hàng mua Đô la Canada (CAD)
+ Ngân hàng PVcomBank đang mua tiền mặt Đô la Canada với giá thấp nhất là: 1 CAD = 17.089,00 VND
+ Ngân hàng PVcomBank đang mua chuyển khoản Đô la Canada với giá thấp nhất là: 1 CAD = 17.189,00 VND
+ Ngân hàng VietinBank đang mua tiền mặt Đô la Canada với giá cao nhất là: 1 CAD = 17.765,00 VND
+ Ngân hàng VietinBank đang mua chuyển khoản Đô la Canada với giá cao nhất là: 1 CAD = 18.315,00 VND
Vietjet và Airbus ký kết hợp đồng 20 tàu A330neo trị giá 7,4 tỷ Đôla Mỹ tại Farnborough Airshow
Ngày 22/7/2024, tại Luân Đôn, Vương quốc Anh, ngay vào ngày khai mạc, tại Triển lãm Hàng không Quốc tế Farnborough Airshow 2024, Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến của ông Christian Scherer, Tổng Giám đốc của Airbus và Chủ tịch HĐQT Vietjet, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet (giữa, bên phải) và ông Christian Scherer, Tổng Giám đốc của Airbus (giữa, bên trái) cùng các lãnh đạo cấp cao hai bên chứng kiến Lễ ký kết hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo.
Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất tại Airshow năm nay. Các máy bay sẽ được khai thác trên mạng bay tầm xa đang phát triển của hãng cũng như trên các đường bay có nhu cầu cao trong khu vực. Các tàu bay mới sẽ thay thế đội máy bay A330-300 hiện tại của hãng cũng như hỗ trợ kế hoạch mở rộng mạng bay xa hơn.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch HĐQT Vietjet, Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, cho biết: “Tàu bay A330neo mới là sự bổ sung chiến lược phát triển đội bay của Vietjet, tăng cường năng lực khai thác phục vụ phát triển mạng bay toàn cầu của hãng. Sự góp mặt của dòng tàu bay tiên tiến A330neo, tiết kiệm nhiên liệu trong đội bay Vietjet nằm trong chiến lược phát triển bền vững của Vietjet với các mục tiêu ESG, giảm phát thải ròng về 0 (Net-Zero) vào năm 2050. Hành khách sẽ sớm được bay trên những đường bay dài hơn, an toàn, tiện nghi, hiện đại. Những tàu bay của Airbus đã giúp Vietjet mang tới cơ hội bay chi phí tiết kiệm cho hơn 200 triệu lượt hành khách mà Vietjet đã chuyên chở, trong đó nhiều người chưa từng được đi máy bay. Những chuyến bay an toàn của Vietjet kết nối các quốc gia, các dân tộc, các châu lục, thúc đẩy phát triển các nền kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch.”
Ông Đinh Việt Phương, Tổng Giám đốc Vietjet (hàng đầu, bìa phải) và ông Benoît de Saint-Exupéry, Phó Tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh, bộ phận Máy bay thương mại của Airbus (hàng đầu, bìa trái) ký kết hợp đồng đặt mua tàu bay tại Triển lãm Hàng không quốc tế Farnborough Airshow 2024.
Ông Benoît de Saint-Exupéry, Phó Tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh, bộ phận Máy bay thương mại của Airbus, chiasẻ: “Chúng tôi vui mừng khi hoàn tất ký kết đơn đặt hàng quan trọng này với một trong những hãng hàng không phát triển nhanh nhất châu Á. Điều này một lần nữa cho thấy sự tín nhiệm đối với dòng sản phẩm máy bay thân rộng thế hệ mới nhất của Airbus. Các máy bay A330neo có tính linh hoạt vượt trội, phù hợp với tất cả mô hình kinh doanh và mạng bay từ nội địa, khu vực đến đường dài. Thiết kế khoang khách Airspace đoạt giải thưởng cũng tạo điều kiện để các hãng hàng không đem đến trải nghiệm bay tốt nhất cho hành khách, có thể tùy biến theo từng mô hình kinh doanh. Đây sẽ là nền tảng hoàn hảo để Vietjet vận chuyển được nhiều hành khách hơn trên các chặng bay xa hơn với chi phí thấp hơn, đồng thời giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và lượng khí thải carbon ra môi trường”.
Tàu bay A330neo mới là sự bổ sung chiến lược phát triển đội bay của Vietjet.
A330neo có thiết kế cabin Airspace từng đoạt giải thưởng, thiết lập nên một tiêu chuẩn mới về sự thoải mái, không gian và thiết kế, mang đến cho hành khách trải nghiệm bay độc đáo. Sự ưu việt này thể hiện qua không gian cá nhân rộng hơn, hộc chứa đồ bên trên rộng hơn, hệ thống chiếu sáng thế hệ mới, hệ thống giải trí trên chuyến bay tiên tiến nhất và kết nối đầy đủ. Được trang bị động cơ Rolls-Royce Trent 7000 tiên tiến nhất, máy bay A330-900 có tầm bay liên tục 7.200nm/13.300km.
Khai thác đội tàu hơn 105 máy bay với lượng khách vận chuyển tăng trưởng liên tục hàng năm, Vietjet đang tích cực mở rộng mạng bay của mình trên bầu trời các châu lục, phát triển đội bay mới và hiện đại cùng đối tác chiến lược Tập đoàn Airbus trong thời gian tới.
Tiếp theo câu chuyện về sự ra đời của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ - FED kỳ trước, ANTG kỳ này là câu chuyện ngược dòng về bước ngoặt lịch sử của đồng đôla Mỹ khi chuyển sang một thứ bạc "vay mượn" và âm mưu của FED trong cuộc chiến giành quyền nắm sức mạnh thật sự của nền kinh tế. Đó cũng là lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn đọc như: Cơ chế hình thành đồng đôla Mỹ đang lưu thông hiện nay là gì, ai là người nắm quyền phát hành đôla Mỹ, và đâu là vai trò thật sự của tổ chức mang tên Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ?...
Rất nhiều người trên thế giới cho tới giờ vẫn nghĩ rằng quyền phát hành đồng đô-la tất nhiên thuộc về Chính phủ Mỹ, tuy nhiên trên thực tế về bản chất, Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Các nhà phân tích cho rằng, kể từ năm 1963 sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành "đôla Mỹ bạc trắng". Quyền lực ấy đã thuộc về Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ và cách thức mà họ đã tạo ra tiền tệ là từ... không khí, chính xác hơn là dựa trên nợ.
Sâu xa hơn, chính đạo luật "Federal Reserve Act" hay người ta còn gọi là "Đạo luật Nelson Aldrich" mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký ngay trước ngày Thiên Chúa giáng sinh năm 1913 đã tước bỏ hoàn toàn chức năng in tiền giấy của Chính phủ Mỹ. Và sự thật là kể từ khi FED đoạt được quyền in tờ giấy bạc này, cứ bao nhiêu tờ tiền đôla xanh in ra là người dân Mỹ phải chịu nợ FED bấy nhiêu.
Trên thế giới người ta biết đến rất nhiều loại tiền nhưng về bản chất thì được xem là chỉ có hai loại: tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ. Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo.
Trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có những đồng tiền "không vay mượn", thực sự được phát hành bởi chính phủ. Quan trọng nhất và là loại tiền tệ hợp pháp đầu tiên được Chính phủ Mỹ phát hành dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến giữa thế kỷ XIX chính là "Tiền xanh Lincoln" và "Chứng chỉ bạc trắng" (Silver Cerfiticate). Người ta còn gọi "Tiền xanh Lincoln" là "Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ". Nhưng kể từ sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát thì việc phát hành loại tiền này đã bị hạn chế, tổng lượng tiền phát hành bị hạn định trong khoảng 346.681.016 đôla, thậm chí năm 1960 lượng đôla phát hành chỉ vỏn vẹn 1% tổng lượng tiền lưu thông của Mỹ.
Ngày 22/11/1963 khi Tổng thống Kennedy - vị tổng thống Hoa Kỳ nỗ lực đòi quyền nắm giữ đồng đôla bị ám sát, tiếp theo Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì "Chứng chỉ bạc trắng" đã dần bị loại khỏi lưu thông. Thực ra trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ vẫn tồn tại "Chứng chỉ vàng" giống với "Chứng chỉ bạc", nhưng bản chất sâu xa của "Chứng chỉ vàng" chính là nguồn gốc thống trị của những nhà tài phiệt ngân hàng khét tiếng trên thế giới. Cho tới năm 1971, mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đôla rốt cuộc đã hoàn toàn bị cắt đứt. Kể từ đây nước Mỹ chỉ còn đồng đôla do FED phát hành mà thôi.
Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta ngược lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiểu về "bản vị vàng". Ta biết rằng, tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. "Bản vị vàng" được hiểu là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỉ giá quy đổi...). Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng, hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy, điều này ngược lại với chế độ bản vị tiền giấy.
Kể từ khi hệ thống tiền tệ nước Mỹ tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới khoảng 94%. Đồng đôla Mỹ giờ đây không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Sự khác nhau căn bản giữa "bản vị vàng" và "bản vị đôla", đó là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ.
Mặt khác, vì Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla, tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng, lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát.
Vậy quá trình "sản suất" đồng đôla của FED ra sao? Quả thật, công đoạn biến hóa từ công trái thành đôla là một quá trình tuy không hẳn phức tạp nhưng bản chất hết sức tinh vi, ngoài những người có chuyên môn thì những ai muốn hiểu rõ được cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tiền tệ tài chính. Có thể tóm tắt chu trình như sau: Muốn có được đồng đôla, Chính phủ Mỹ cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ.
Theo như Ngân hàng New York của FED miêu tả thì "đồng đôla không thể hoàn đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính Mỹ. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ... Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi được người đi vay cam kết hoàn trả các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua "tiền tệ hóa" các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ".
Còn theo sự giải thích của Ngân hàng Chicago thuộc FED thì: "Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hóa nào. Đồng đôla Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy"!
Cuối cùng ta có thể hiểu rằng, đồng đôla không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ bởi FED mà thôi.
Rõ ràng là việc đem thế chấp công trái để lấy đôla sẽ làm cho chính phủ phải chi trả cho FED một khoản lợi tức từ số công trái đó. Vì thế khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về tiền tệ tăng cao thì Chính phủ Mỹ tất yếu phải thế chấp càng nhiều công trái cho FED và số tiền lãi sẽ ngày càng phình to không giới hạn. Việc thanh toán đầy đủ các khoản nợ lãi suất cho FED được đảm bảo bằng số tiền đóng thuế của người dân Mỹ trong tương lai, thực tế số tiền thuế này vẫn chưa được người dân Mỹ kiếm ra để nộp cho chính phủ.
Như vậy, bản chất ở đây là khi nhu cầu tiền tệ tăng lên thì số tiền nợ của chính phủ cũng tăng, cho đến khi áp lực lãi suất của món nợ ấy vượt quá sự phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ!
Một lỗ hổng chết người trong luật pháp ban hành ở nước Mỹ là chính phủ chỉ phát hành tiền đồng kim loại, còn tiền giấy thì chỉ là tờ chứng nhận trao đổi. Những bộ óc khổng lồ với tư duy minh triết, uyên thâm tại cuộc họp bí mật trên đảo Jekyll chấp bút đã làm ra một dự thảo chết người mang hơi hướng một phiên bản của hai gia tộc khét tiếng Rockefeller và JP Morton ở châu Âu vào nước Mỹ. Điều gì có lợi cho các tập đoàn tài phiệt đến ắt phải đến. Từ đây mọi sức khỏe của kinh tế trên thế giới đã thuộc về tay các ông trùm tài phiệt toàn cầu.
"Đạo luật Nelson Aldrich" đã dẫn nước Mỹ và nhân loại sang một trang mới của lịch sử. Trước tiên là một bước ngoặt thay đổi về bản chất về quyền lực nắm giữ đồng tiền. Từ khi ra đời đến nay, FED lộ rõ bản chất là ngân hàng trung ương tư hữu và Chính phủ Mỹ đã không còn cổ phần trong FED. Khi chính phủ muốn chi tiêu quá phần tiền thu thuế từ dân Mỹ thì chính phủ phải vay tiền từ FED thông qua FED in thêm tiền. Quốc hội có nhiệm vụ khống chế FED nhưng trên thực tế điều này dường như thể hiện ngược lại.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ về hình thức là của Chính phủ Mỹ, nhưng bản chất là của các nhà tài phiệt mà thôi. Sự lấp liếm và lách luật của nhóm dự thảo trên đảo Jekyll mà Paul Warburg là bộ óc tài tình chấp bút mới có thể thiết kế hoàn hảo đến như vậy!
Rốt cuộc FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền giấy Mỹ kim. Chính phủ Mỹ chỉ được phép đúc tiền đồng Mỹ kim từ giá trị 1 đôla hoặc nhỏ hơn. Mỗi lần FED in thêm tiền USD bao nhiêu thì Chính phủ Mỹ, hay nói cách khác là người dân Mỹ, phải nợ FED bấy nhiêu tiền. FED đã áp dụng một cơ chế có tên gọi Mandrake mà theo đó có thể phù phép biến nợ thành tiền. Mức lãi suất trên các khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi được thể chế hóa bởi FED.
Sản phẩm của cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo hay còn gọi là lạm phát. Như thế, người dân Mỹ đang gánh chịu một sự bất công lớn nhất thế giới, người dân đã bị chính phủ thế chấp tương lai của mình vào trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng một cách vô thức, họ phải ra sức đóng thuế để chính phủ còn có tiền trả lãi cho FED. Hóa ra, lượng phát hành đôla càng lớn thì thuế má càng đè nặng trên vai người dân. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ tồn tại và tiếp diễn, vay nợ, vay nợ... cho đến ngày mà Chính phủ Mỹ trả hết nợ thì đồng đôla cũng... biến mất!
Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ Chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hằng ngày đang hiển hiện. Một điều quan trọng nữa là cũng chính từ "đạo luật Nelson Aldrich", FED được quyền làm tăng hay giảm giá đồng Mỹ kim và các ngân hàng thương mại có quyền bơm tiền vào thị trường hay thu tiền vào lại ngân hàng một cách tự do. Như thế, giống như một trò ảo thuật, các ông trùm mới là người bày ra luật chơi thổi phồng cái bong bóng kinh tế hoặc chích quả bóng để tạo ra những cái gọi là"cuộc suy thoái chủ động"!