Đường Trương Vĩnh Ký

Đường Trương Vĩnh Ký

- Danh nhân văn hoá của dân tộc . Tên khai sinh: Trương Chánh Ký , sau đổi là Trương Vĩnh Ký , tự là Sĩ Tải , tên thánh: Jean Baptiste Pétrus . Quê ở làng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).       - Mồ côi cha rất sớm, Trương Vĩnh Ký lần lượt được các linh mục như Cố Tám, Cố Long nuôi dưỡng, dạy dỗ. Ong học hai năm ở giaó đường Cái Nhum, ba năm ở trường đạo Pônhalư (Campuchia) và tám năm ở chủng viện Dulaima ( Penang, Malaisia).                - Tại những nơi này, đặc biệt là ở Dulaima, ông được học với nhiều thầy giỏi và tiếp xúc với bạn học ở nhiều nước khác nhau. Với trí thông minh phi thường, với tinh thần cần cù hiếm thấy, Trương Vĩnh Ký luôn luôn là một học sinh xuất sắc toàn diện. Riêng về ngoại ngữ, lúc mới 22 tuổi (năm 1859) ông đã có thể sử dụng thông thạo 15 ngôn ngữ phương Tây và 11 ngôn ngữ phương Đông.         - Năm 1860, ông nhận lời làm phiên dịch cho Pháp.        - Năm 1863, là thành viên của phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp. Sau khi về nước, ông hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và báo chí. Năm 1866, làm hiệu trưởng trường đào tạo thông dịch viên ở Sài Gòn. Năm 1869 làm chủ nhiệm Gia Định báo.       - Năm 1886 được toàn quyền Paul Bert vốn là giáo sư đại học Bordeaux, viện sĩ viện hàn lâm Pháp mà ông đã kết giao thân mật từ chuyến đi Pháp cử làm cố vấn cho vua Đồng Khánh với tư cách Hàn lâm viện thị giảng học sĩ. Ông đã tham mưu cho nhà vua làm một số điều ích quốc lợi dân (đào kinh Mang Cá ở Huế, đắp đường ở Quảng Nam v.v…). Dù được mời mọc, ông cũng không chịu nhập quốc tịch Pháp cũng như không nhận những chức vụ cao trong bộ máy hành chính của Pháp.         - Những năm cuối đời, ông chuyên tâm dạy học và viết sách. Ông đã góp phần đào tạo cho đất nước hàng ngàn trí thức trẻ và để lại cho kho tàng văn hóa dân tộc và nhân loại hơn 120 tác phẩm về nhiều chuyên ngành: ngôn ngữ, lịch sử, địa lý, pháp luật, kinh tế, chính trị, sinh học, văn học v.v… Những công trình này đã có tác dụng khai sáng cho thế hệ trẻ, mở mang sự hiểu biết: hiểu biết thiên nhiên, hiểu biết xã hội, hiểu biết con người.      - Học giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố đã nhận xét: “Khi lướt qua danh mục những tác phẩm của Pétrus Ký, những tác phẩm này khiến người ta phải ngạc nhiên và gần như khiếp đảm bởi số lượng và tính đa dạng của chúng” (Bulletin de I’Enseignement mutuel du Tonkin. Tập 17 ngày 1.6.1943).       - Trương Vĩnh Ký đặc biệt quan tâm đến việc bước đầu hoàn thiện và phổ biến chữ quốc ngữ. Với tầm nhìn hết sức sáng suốt, ông thấy rõ giá trị, tác dụng vô cùng lớn lao của công cụ biểu đạt này, nên đã mạnh dạng đưa nó thóat khỏi bốn bức tường kín của tu viện và đặt nó giữa lòng cuộc sống, trước hết là trường học (Trường thông ngôn Sài Gòn mà ông là Hiệu trưởng) và báo chí (Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta mà ông là chủ bút).       - Lúc sinh thời, Trương Vĩnh Ký được giới khoa học Châu Âu tôn trọng, đánh giá rất cao. Ông được mời làm hội viên các hội Nhân chủng học, Địa lý Paris, Giáo dục nhân văn và khoa học… Năm 1874, ông được phong Giáo sư ngôn ngữ Á Đông và được tôn vinh là một trong mười tám “toàn cầu bác học danh giá” ngang với những tên tuổi lẫy lừng của phương Tây thời đại đó.       - Nhân dân ta kính trọng ông – một nhà bác học, một nhà giáo dục, một nhà văn hóa lớn vừa có nhân cách trong sạch cao thượng vừa có chân tài. Lịch sử đã và sẽ tiếp tục ghi nhận công lao của Trương Vĩnh Ký với tư cách người đi tiên phong trong công cuộc chuẩn bị duy tân cho đất nước.

Hỗ trợ Pháp đàn áp phong trào kháng chiến của người Việt

Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cử sang Đông Dương làm Khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, trong bối cảnh sau khi Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi làm cuộc binh biến chống Pháp thất bại. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc. Khoảng đầu tháng 6 năm ấy, Pétrus Ký ra Huế, được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.

Trong vai trò này, Pétrus Ký chủ trương người Việt không thể chống lại Pháp được, mà phải tuân theo họ, nhất là sau khi cuộc nổi dậy của vua Hàm Nghi thất bại. Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp chỉ là "đám phiến loạn" không hiểu thời cuộc, ông cho rằng rằng tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp (Theo Pháp tuyên bố thì quân Cần Vương đã sát hại hơn 20.000 giáo dân trong thời kỳ này khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách chuyển sang ủng hộ quân Pháp[14]) Pétrus Ký đề nghị Paul Bert cho huấn luyện và cấp vũ khí cho các đơn vị lính người Việt, dùng các đơn vị này để trấn áp các cuộc nổi dậy của phong trào Cần Vương. Trong các bức thư gửi Toàn quyền Pháp, Pétrus Ký bày cho ông ta cách đàn áp phong trào kháng chiến Cần Vương như sau[15]:

Ông cũng cho rằng: về phương diện chính trị và kinh tế, nước Pháp là người đi đồng hóa, còn người An Nam là kẻ chịu đồng hóa. Ông tin rằng việc người Pháp tấn công Việt Nam là một "sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó", và người Pháp với tư cách là "chủ nhân", cần giảng dạy người An Nam những tư tưởng và khái niệm cần thiết cho việc cải tạo người An Nam.

Năm 1886, Paul Bert được Trương Vĩnh Ký tư vấn, ép vua Đồng Khánh nhượng cho Pháp khu đất nằm giữa trấn Bình Đài và Linh Hựu Quán để Pháp xây dựng thêm doanh trại, đồn bốt, nhà thương, kho hậu cần... Linh Hựu Quán bị triệt giải từ đó. Và cũng từ đó người dân ở Huế gọi khu nhượng địa mới này là Mang Cá Lớn, khu Trấn Bình Đài cũ là Mang Cá Nhỏ.

Pétrus Ký đề ra nhiều chính sách có lợi cho Pháp, nên Toàn quyền Pháp Paul Bert cho rằng sẽ rất có lợi cho Pháp nếu giữ Pétrus Ký làm việc lâu dài ở triều đình nhà Nguyễn. Ông này viết[16]:

Nhà sử học Chailley đã nhận định: "Paul Bert dùng Trương Vĩnh Ký không phải ở tài năng của ông này, cũng không phải vì ông là người Thiên chúa giáo, mà chỉ vì những công tác đã thể hiện rất được việc và nhất là sự trung thành kiên định của Trương đối với nước Pháp"[15] Pierre Vieillard thì nhận xét: "Petrus Ký có nhiệm vụ thuyết phục nhà vua và triều đình hợp tác một cách thẳng thắn và trung thành với Pháp. Petrus Ký hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cực kỳ tinh tế này và hòa bình yên ổn được thiết lập ở An Nam trong vòng 60 năm"

Trương Vĩnh Ký phục vụ đắc lực cho lợi ích của Pháp nên được tưởng thưởng rất hậu hĩnh. Ông được chính phủ Pháp ban tặng huy chương Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh, và được chính phủ thuộc địa bỏ tiền mua sách, cấp cho tiền lương mỗi năm là 13.800 quan (kể cả tiền dạy học). Để so sánh, lúc đó lương của Thống đốc Nam Kỳ cũng chỉ có 18.000 quan, lương của ông Tổng thư ký là 15.000 quan. Như vậy lương của Trương Vĩnh Ký đứng hàng thứ ba, chỉ sau hai viên chức cao cấp nhất người Pháp.

Nhưng ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết. Mất người bảo hộ, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân Pháp không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách...

Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức nhỏ, nhưng Pétrus Ký vẫn bị những người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch Giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Khi trước, lúc còn được người Pháp ưu ái, những sách của Pétrus Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hắt hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.

Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu.

Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées), ra được 18 số (1888-1889) thì tạp chí đóng cửa. Cũng trong năm này, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp. Sống trong cảnh buồn chán do không còn được người Pháp trọng dụng, ông bệnh hoạn luôn. Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.

Ngày 8 tháng 1 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....

Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung:

Trên cửa nhà mồ của ông có ghi một câu văn bằng tiếng Latinh: "Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn của tôi). Đây là một câu văn trích ra từ cuốn thánh kinh Sách của Gióp (Job 19:21-27) trong Cựu ước, thuật lại chuyện Gióp bị Thượng đế và loài người lìa bỏ và là lời đối ca khi rước nhập lễ của lễ cầu hồn trong đạo Công giáo [18][19].

Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trương Vĩnh Ký có 9 người con, lần lượt là:[20]

Trương Vĩnh Lễ, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Cộng hoà là chắt của Trương Vĩnh Ký.[21]

Theo "Tiểu dẫn về cuộc đời Trương Vĩnh Ký" in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam, Trương Vĩnh Ký sử dụng thông thạo hoặc biết qua 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành một trong số ít những người biết nhiều thứ tiếng ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc nhất trên thế giới.[22] Tuy nhiên, không rõ mỗi ngôn ngữ ông biết ở trình độ nào.

Theo Trương Vĩnh Ký ghi trong hồ sơ cá nhân thì ông biết hoặc đã học kỹ 7 ngoại ngữ,[23] các ngôn ngữ còn lại có lẽ ông chỉ biết chút ít. Căn cứ theo các tác phẩm, thì trong tuổi thanh niên, Trương Vĩnh Ký có thể biết được 5, 6 thứ tiếng. Sau này, Trương Vĩnh Ký nghiên cứu thêm chữ Hán và chữ Nôm, và có thể biết (đọc, viết hoặc nói) được 7 - 8 thứ tiếng, trong đó dùng rất thông thạo tiếng Việt viết chữ Hán Nôm và tiếng Pháp. Mức đó là khá tốt đối với một học giả ở cuối thế kỷ 19.

Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức vụ và huân huy chương từ Giáo hội Thiên Chúa Vatican, thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn:

Ông có trên một trăm tác phẩm (có nguồn ghi 119 tác phẩm), nhiều quyển đáng chú ý, như:

Tổng cộng Trương Vĩnh Ký cho ra 121 tác phẩm chữ Việt và chữ Pháp mà nội dung được ông viết trong thư năm 1882 rằng[26]:

Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa." Ngoài ra, ông này còn viết:

Nhờ công lao phục vụ đắc lực cho chính quyền thực dân Pháp và góp phần quan trọng giúp Paul Bert đập tan phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi [cần dẫn nguồn] nên ngày 20/5/1886, Khâm sứ Pháp ở Đông Dương là Paul Bert gửi thư cho Ngoại trưởng Pháp để tán đồng đề nghị của Thống Đốc Nam kỳ, ban thưởng huy chương cao cấp Đệ Ngũ Đẳng Bắc Đẩu Bội Tinh cho Trương Vĩnh Ký.

Đương thời và sau này, nhiều ý kiến phê phán, buộc tội Trương Vĩnh Ký đã cộng tác với thực dân Pháp. Đương thời, Trương Vĩnh Ký bị giới nho sỹ Bắc Hà nhạo báng, châm biếm bằng những câu thơ, đối chương lên báo chí. Hiện nay, nhiều tác giả như Lê Thanh trong quyển Trương Vĩnh Ký, Trần Huy Liệu trong Lịch sử 80 năm chống Pháp, Phạm Long Điền và Nguyễn Sinh Duy trong quyển Cuốn sổ bình sanh của Trương Vĩnh Ký.... cũng phê phán Trương Vĩnh Ký vì sự cộng tác với thực dân Pháp của ông.

Đương thời, Trương Vĩnh Ký cũng đã nhận ra thân phận cô đơn của mình giữa những người Pháp cầm quyền: "Có nhiều người ganh ghét tôi, ngu ngốc thậm chí là hung ác, họ có thể và biết cách hãm hại tôi" (Thư gửi Paul Bert) và cả sự coi thường của người Việt Nam: "Trong con mắt của đồng bào tôi, tôi đã bị lên án nặng nề"[4].

Nhà sử học Trần Văn Giàu đã nhận xét[3]:

Nhà sử học Trần Huy Liệu thì nhận xét:

Ông Nguyễn Sinh Duy, trong cuốn "Trương Vĩnh Ký – cuốn sổ bình sanh" viết:

Tiến sỹ Bùi Kha sống ở nước ngoài thì nhận xét:

Ông Nguyễn Đắc Xuân, trong cuốn "Pétrus Trương Vĩnh Ký nhìn từ những khía cạnh và nhận thức khác nhau" viết[4]:

Từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, tên của ông đã được đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Đô thành Sài Gòn dành cho nam sinh: Trường Trung học Petrus Ký. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975 (lúc đó gọi là Sài Gòn và Gia Định) có tới hai con đường mang tên ông với 2 tên gọi khác nhau. Đường Petrus Ký của Đô thành Sài Gòn cũ hiện nay là đường Lê Hồng Phong ở quận 5 và quận 10; còn đường Trương Vĩnh Ký của tỉnh Gia Định cũ nay là đường Nguyễn Văn Bảo ở quận Gò Vấp.

Hiện nay vẫn còn một con đường lớn mang tên ông tại quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một ngôi trường mang tên ông tại xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.[cần dẫn nguồn]

Đặng Thúc Liêng (1927). Trương Vĩnh Ký hành trạng. Nhà in Xưa Nay, Sài Gòn.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

(PLO)- Sở VH&TT TP.HCM lý giải vì sao TP đặt tên đường Trương Vĩnh Ký, Alexandre de Rhodes ở TP.HCM.

Sở VH&TT TP.HCM vừa trả lời cử tri TP.HCM lý do vì sao TP dùng tên Trương Vĩnh Ký, Alexandre de Rhodes để đặt tên cho các con đường ở TP.HCM.