Bùi Thành Nhơn Novaland Bị Bắt

Bùi Thành Nhơn Novaland Bị Bắt

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân xinh đẹp, giỏi song kiếm

Sinh trưởng trong một gia đình khá giả, Bùi Thị Xuân sớm được học văn và học võ, nhất là môn song kiếm. Bùi Thị Xuân càng lớn càng xinh đẹp, ở gần ở xa có, ngày nào cũng có người đến sân. Nhưng phần đông hễ thấy mặt thì “run như run thần tử thấy long nhan”, vì trong vẻ đẹp kiều diễm của Bùi Thị Xuân lại có vẻ uy nghiêm.

Chuyện xưa kể: Một hôm trong vùng núi Thuận Ninh ở trong vùng Tây Sơn ở phía Bắc sông Côn, Bùi Thị Xuân gặp một tráng sĩ đương đánh mãnh hổ. Tráng sĩ mình đầy máu me, sức đã sắp đuối. Nữ tướng hét lên một tiếng, rút song kiếm xáp vào cứu tráng sĩ.

Hổ bỏ tráng sĩ, đánh cùng Bùi Thị Xuân, cuối cùng bị một nhát kiếm nơi vai, gầm lên một tiếng bỏ chạy. Bùi Thị Xuân trở lại băng bó cho tráng sĩ. Tráng sĩ đó là Trần Quang Diệu. Sau đó hai người trở thành vợ chồng và cùng giúp nhà Tây Sơn dựng nghiệp. Bùi Thị Xuân là một trong Tây Sơn ngũ phụng thư và là một Đô đôc của vương triều Tây Sơn. Bà quê ở thôn Xuân Huề, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Trong trận đại phá quân Thanh năm 1789, bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân của nhà vua Quang Trung. Bà cũng có tấm lòng thương dân, lúc nhiều phủ huyện ở trấn Quảng Nam mất mùa, sinh loạn, quan quân địa phương không kiềm chế nổi. Đến nơi, bà tự mình đi thị sát khắp các hạt, rồi cho mở kho phát chẩn. Thấy viên quan nào chiếm công vi tư, ăn của hối lộ… bà đều thẳng tay cách chức, chọn người tài đức lên thay. Ngoài ra, bà còn ra lệnh bãi bỏ các cuộc truy lùng những nhóm người nổi dậy, và mạnh dạn ra tuyên cáo rằng: Ai vác cày bừa, nông cụ thì được coi là dân lành..

Sau khi quân Tây Sơn bị đại bại ở Nhật Lệ và Trấn Ninh, thì đất Thuận Hóa từ Hải Vân đến Linh Giang thuộc về nhà Nguyễn, ngày 2 tháng 7 năm 1802, Nguyễn Ánh xứng đế, đem vua tôi nhà Tây Sơn ra báo thù, riêng đối với Bùi Thị Xuân, phải chịu hình phạt khốc liệt nhất, tuy nhiên Bà vẫn giữ thái độ hiên ngang con nhà tướng khi bị hành hình.

Người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, Chúa Nguyễn gằn giọng: Người có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh? Bà đáp: Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà.

Với công đức của mình, đô đốc Bùi Thị Xuân được đưa vào điện thờ Tây Sơn nơi thờ Hoàng đế Quang Trung và văn thần võ tướng nhà Tây Sơn tại Bảo tàng Quang Trung.

Khi đến Đền thờ Đô Đốc Bùi Thị Xuân du khách sẽ được

Xã Nhơn An (TX An Nhơn): Ồ ạt chuyển đất ruộng thành vườn mai

Khoảng 1-2 năm trở lại đây, hàng trăm hộ dân ở xã Nhơn An (TX An Nhơn) tự ý chuyển đổi nhiều diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao quyền để canh tác, sản xuất lúa thành nơi đặt chậu mai.

Nhiều diện tích đất ruộng hiện trở thành mặt bằng đặt chậu mai.

Dọc tuyến đường tránh quốc lộ 1A qua các thôn Trung Định, Háo Đức, Thanh Liêm và Thuận Thái thuộc xã Nhơn An, chúng tôi thấy hàng chục hec-ta đất ruộng đã biến thành nơi đặt chậu mai. Tại nhiều khu vực, cả vùng đất rộng lớn trước đây được dùng để sản xuất lúa, nay đã thành các vườn mai và được rào chắn bằng lưới B40. Tại 2 thôn Háo Đức và Thanh Liêm- nơi có vườn mai nhiều nhất, chỉ lưa thưa một vài thửa ruộng lúa nằm lọt thỏm giữa những vườn mai.

Một chủ vườn mai ở thôn Háo Đức giải thích:“Trồng mai lãi gấp hàng chục, hàng trăm lần làm lúa, nên tui bỏ làm lúa, lấy mặt bằng để mở rộng diện tích trồng mai. Đất đã được Nhà nước giao quyền cho tui, thì tui làm”. Còn một chủ vườn mai ở thôn Thanh Liêm nói: “Tui tận dụng mặt bằng mấy đám ruộng để đặt chậu mai; khi nào làm lúa trở lại thì dọn dẹp chậu, có ảnh hưởng gì đâu. Ở thôn này rất nhiều người cũng làm như tui”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nhiều chủ vườn mai che chắn, dựng lều trại ngay trên đất ruộng làm nơi canh giữ mai; thậm chí còn cải tạo, nâng nền một phần diện tích thửa ruộng, làm thay đổi hiện trạng đất. Như trường hợp ông Hồ Nhật Quý (ở thôn Thanh Liêm) dùng đá dăm nâng nền thửa ruộng hơn 90m2 nằm tại khu vực ngã tư đường tránh quốc lộ 1A - tỉnh lộ 636A để làm nơi đặt chậu mai; trong đó, ông đã dựng trại kiên cố khoảng 30m2 làm nơi sinh hoạt hàng ngày.

Cần sớm quy hoạch vùng trồng mai tập trung

Theo thống kê của Phòng Kinh tế TX An Nhơn, diện tích đất trồng mai (gồm đất trồng mai con và đất đặt chậu mai) trên địa bàn xã Nhơn An là 83 ha, trong đó có 48,5 ha đất trồng lúa được sử dụng làm nơi đặt chậu mai, 11 ha đất màu và 23,5 ha đất vườn nhà. Việc người dân lấy mặt bằng đất ruộng làm nơi đặt chậu mai là hành vi tự phát, sử dụng đất sai mục đích. Nguyên nhân là bởi trồng mai mang lại hiệu quả kinh tế cao, đất vườn không đủ để mở rộng diện tích trồng mai nên nhiều người đã sử dụng đất ruộng làm nơi đặt chậu mai.

Ông Nguyễn Tấn Đức, Chủ tịch UBND xã Nhơn An, cho biết: UBND xã đã lập tổ công tác kiểm tra, thống kê toàn bộ các trường hợp đặt chậu mai trên mặt bằng đất ruộng. Hiện vẫn chưa có thống kê chính xác về số người, cũng như diện tích đất ruộng đã được sử dụng vào mục đích đặt chậu mai. Trước nhu cầu bức thiết của người trồng mai, UBND xã tạm đồng ý cho các hộ đặt chậu mai trên mặt bằng đất ruộng với điều kiện phải cam kết giữ nguyên hiện trạng đất ruộng, không dựng lều trại kiên cố trên đất nông nghiệp.

Ông Đức cũng cho biết thêm: “Riêng trường hợp của ông Hồ Nhật Quý, UBND xã đã lập biên bản vi phạm, yêu cầu ông tự tháo dỡ trại, dọn dẹp đá dăm để trả lại hiện trạng ban đầu trong tháng 6.2017. UBND xã đang phối hợp với các ngành chức năng liên quan của TX An Nhơn khảo sát, quy hoạch vùng trồng mai trên diện tích đất trồng lúa với tổng diện tích khoảng 40 ha tại 2 thôn Trung Định và Thuận Thái”.

Ông Phan Thanh Hòa, Trưởng Phòng Kinh tế TX An Nhơn, cho biết: Để giải quyết tình trạng trên, Phòng Kinh tế thị xã đã khảo sát thực tế, thu thập số liệu liên quan đến hoạt động trồng mai tại xã Nhơn An và đang báo cáo ngành chức năng của tỉnh xem xét, đề xuất với UBND tỉnh lập Đề án sản xuất, phát triển cây mai tại xã Nhơn An nói riêng và TX An Nhơn nói chung. Trong Đề án đề xuất quy hoạch 40 ha đất trồng lúa tại thôn Thuận Thái và Trung Định, xã Nhơn An làm nơi trồng mai tập trung, trong đó xây dựng mới hệ thống điện, đường bê tông, kênh tưới.

Ông Hòa nhấn mạnh: “Việc này sẽ giải quyết được nhu cầu bức thiết mở rộng diện tích trồng mai của người dân trong xã, tránh tình trạng tự phát hiện nay và giúp địa phương và ngành chức năng thuận lợi hơn trong việc quản lý. Ngoài ra, sẽ góp phần xây dựng, phát triển cây mai thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương; kết hợp hiệu quả giữa trồng mai với phát triển du lịch làng nghề, nâng cao thu nhập cho người dân”.

Nghề trồng mai xã Nhơn An đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vùng này. Tuy nhiên, để tránh tình trạng người dân sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích kéo dài và đang có xu hướng mở rộng thêm làm ảnh hưởng đến kế hoạch quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương, UBND TX An Nhơn và các ngành chức năng của tỉnh cần sớm đưa ra giải pháp hữu hiệu trong việc quy hoạch, phát triển vườn mai tập trung ở xã Nhơn An.

Ngày 25/06/2021, tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Anova tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021.

Tập đoàn Anova trước đây là Công ty TNHH Thương Mại Thành Nhơn (được thành lập năm 1992), là nơi khởi nghiệp của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Tập đoàn Nova (Novaland). Anova có ngành nghề kinh doanh chính bao gồm sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, thuốc thủy sản, thuốc sát trùng; Kinh doanh vắc xin thú y; Sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản; Kinh doanh thương mại bán buôn các sản phẩm nông nghiệp.

Từ năm 2019, Anova chính thức đầu tư mạnh mẽ, quyết liệt vào lĩnh vực thực phẩm. Tập đoàn hiện có 9 công ty thành viên (gồm: Công ty cổ phần Thành Nhơn; Anova BioTech, Anova Pharma, Anova JV, Anova Tech, Anova Feed, Anova Farm, Anova Agri Bình Dương và Tổng công ty mía đường II) với hơn 1200 nhân viên.

Theo số liệu tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 của Tập đoàn Anova đã được kiểm toán: Tổng tài sản hợp nhất là 3.882 tỷ đồng; Vốn chủ sở hữu là 2.004 tỷ đồng; Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt đạt 3.112 và 178 tỷ đồng. Năm 2021, tập đoàn đặt mục tiêu tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế dự kiến lần lượt đạt 33% và 57%.

Để đạt được kế hoạch kinh doanh năm 2021, Anova Corp sẽ tiếp tục phát triển mở rộng mảng kinh doanh cốt lõi trong lĩnh vực nông nghiệp; Tập trung vào việc phối hợp giữa các đơn vị thành viên nhằm cung cấp giải pháp chăn nuôi toàn diện cho khách hàng, bao gồm cả con giống, thức ăn và thuốc thú y.

Trong mảng thuốc thú y, tập đoàn mở rộng doanh số xuất khẩu, tập trung vào các khách hàng lớn ở khu vực Trung Đông, Australia; Anova Pharma và Anova Biotech giới thiệu nhiều sản phẩm mới và gia tăng doanh số mảng vắc xin cho vật nuôi; Anova Feed phát triển thị trường, đưa sản lượng bán hàng tăng trên 50%, lên trên 230 nghìn tấn/năm trong năm tài chính 2021.

Đối với ngành chăn nuôi, tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng thêm các trang trại chăn nuôi heo, trang trại chăn nuôi gà. Mục tiêu năm 2021 tăng thêm ít nhất 2 trại heo với quy mô lớn và một hệ thống trang trại gà với gần 1 triệu con tại khu vực phía Nam. Việc mở rộng này không chỉ góp phần tăng doanh thu bán gà và heo thương phẩm cho Anova Farm mà còn góp phần tăng sản lượng sản xuất của Anova Feed, nâng cao hiệu quả về chi phí cho cả tập đoàn.

Với hướng mở rộng kinh doanh hướng về người tiêu dùng, Tập đoàn sẽ tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm để nhanh chóng hoàn thiện chuỗi cung ứng từ trang trại đến bàn ăn nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn và tạo ra giá trị cho nhà đầu tư. Cụ thể Anova Corp sẽ xem xét liên doanh, liên kết hoặc mua lại cổ phần kiểm soát các đối tác có hệ thống phân phối, hạ tầng sản xuất và công nghệ sản xuất sản phẩm tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu là đầu ra của các đơn vị thành viên hiện tại. Từ đó phát huy hiệu quả của toàn chuỗi cung ứng thực phẩm, hướng đến cung cấp giải pháp dinh dưỡng toàn diện và chất lượng cho người tiêu dùng Việt Nam.

CEO Nova Consumer cho biết trong mấy năm qua đã đầu tư hơn 200 triệu USD để quy tụ nhiều thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng về hệ sinh thái của mình. Một trong số các thương hiệu đình đám là cafe PhinDeli của doanh nhân Phạm Đình Nguyên.

Tại Đại hội, Hội đồng quản trị đã trình phương án thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Theo phương án đệ trình, Đại hội đã thống nhất đổi tên công ty từ CTCP ANOVA thành CTCP Tập đoàn Nova Consumer (Nova Consumer Group), tận dụng thế mạnh của Tập đoàn, hệ sinh thái NovaGroup để phát triển các ngành hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của thị trường Việt Nam.

Đại hội cũng đã thông qua Phương án chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và dự kiến niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM.